2. Phân loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp
3.1. Mô hình nghiên cứu
Qua khảo cứu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước trong thời gian gần đây, tác giả nhận thấy các mô hình đo lường rủi ro tài chính phổ biến gồm: mô hình Z-score của Atlman, mô hình O-score của Ohlson hay mô hình Bathory. Mỗi mô hình đo lường rủi ro tài chính có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nên tùy vào mục đích nghiên cứu, các nghiên cứu trước đây đều lựa chọn cho mình một mô hình đo lường rủi ro tài chính phù hợp.
So với các mô hình đo lường rủi ro tài chính khác, mô hình Bathory có những đặc điểm nổi bật như đơn giản trong tính toán, dễ dàng dự báo khả năng phá sản, có khả năng áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp và có thể đo lường được sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu áp dụng mô hình Bathory để đo lường rủi ro tài chính, mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của Fu, Fu và Liu (2012) với 5 nhóm nhân tố, bao gồm: cấu trúc vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu suất hoạt động và cấu trúc nợ, được áp dụng tại nhiều nước có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam như tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan...
Vì vậy, tác giả thiết kế mô hình nghiên cứu sự tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua Hình 3.1 trên cơ s ở kế thừa mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của Fu, Fu và Liu (2012).
Trong đó, như đã đề cập tại nội dung cơ sở lý luận về cấu trúc vốn, cấu trúc vốn theo nghiên cứu này được xem xét bao gồm cả góc độ là sự kết hợp giữa nguồn vốn ngắn hạn (nợ phải trả ngắn hạn) và nguồn vốn dài hạn nên so với mô hình nghiên cứu của Fu, Fu và Liu (20 1 2), mô hình nghiên cứu sự tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam trong nghiên cứu này tác giả đã gộp nhân tố cấu trúc nợ vào nhân tố cấu trúc vốn. Đồng thời, khi thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu, giá trị mô hình Bathory (FR) có sự phân tán mạnh, không đảm bảo giả thuyết phân phối chuẩn nên tác giả sử dụng Logarit của giá trị mô hình Bathory (LNFR) làm biến ph thuộc trong mô hình nghiên cứu.
Tên biến Ký hiệu Diễn giải Kỳ vọng dấu 1. Biến phụ thuộc
Hình 3.1: Thiết kế mô hình nghi ên cứu
Nguồn: Fu, Fu và Liu (2012) Mô hình nghiên cứu đề xuất là mô hình hồi quy đa biến, được mô tả như sau:
LNFR = βo + βιDE + β2SDR + β3FAR + β4 CR + β5QR + β6ALR + β7ROS + βsROA + β9IT + β10FAT + β11TAT + β12ART + ε
Mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm biến phụ thuộc là rủi ro tài chính (LNFR) và 1 2 biến độc lập thuộc 4 nhóm nhân tố sau: cấu trúc vốn (DE, SDR, FAR), khả năng thanh toán (CR, QR, ALR), khả năng sinh lời (ROS, ROA), hiệu suất hoạt động (IT, FAT, TAT, ART). Tổng hợp các biến nghiên cứu được tổng hợp theo Bảng 3.1 và được mô tả chi tiết theo mục 3.2.