Tác động của khả năng thanh toán đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNHĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 10598614-2479-012907.htm (Trang 84 - 85)

2. Phân loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp

4.3.2. Tác động của khả năng thanh toán đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp

tương đối cao. Trong thời gian 20 1 5 - 2019, các doanh nghiệp tại Việt Nam có cơ cấu tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn và nguồn vốn tài trợ cũng chủ yếu là nợ ngắn hạn khá phù hợp với nguyên tắc cân đối giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn, tài sản dài hạn phải được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.

Kết quả nghiên cứu nêu trên cũng phù hợp với lý thuyết cấu trúc kỳ hạn lãi suất và các nghiên cứu thực nghiệm của Fu, Fu và Liu (20 1 2), Sarlija và Harc (2012), Pourali, Samadi và Karkani (2013), Goela, Chadhaa và Sharmaa (2015), Gunarathna (2016), Salman (20 1 9), Hoàng Tùng (20 1 1 ), Trịnh Thị Phan Lan (20 1 3), Vũ Thị Hậu (20 1 3), Lê Hoàng Vinh (20 1 5), Vũ Thị Hậu (20 1 7), Nguyễn Việt Dũng (20 1 8), Do và các tác giả (2020), Dang và các tác giả (2020), Võ Minh Long (2020)...

4.3.2. Tác động của khả năng thanh toán đến rủi ro tài chính của doanhnghiệp nghiệp

Khả năng thanh toán phản ánh khả năng hoàn trả được các khoản nợ đến hạn tại mọi thời điểm của doanh nghiệp. Khi khả năng thanh toán của doanh nghiệp không được đảm bảo, doanh nghiệp có khả năng không thực hiện hoặc thực hiện một cách khó khăn đối với những cam kết thanh toán đối với chủ nợ khi các khoản nợ đến hạn, làm nảy sinh tình trạng kiệt quệ tài chính (Brealey và các tác giả 20 1 4). Vì vậy, khả năng thanh toán càng cao thì giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản nợ càng nhiều, thể hiện doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào và rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.

Khả năng thanh toán trong nghiên cứu này được thể hiện qua 3 biến độc lập gồm CR, QR và ALR. Tuy nhiên, do hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ có biến CR được đưa vào mô hình hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến CR là 0,035, mang dấu cộng ( ) cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp có tác động cùng chiều với biến LNFR, tức là ngược chiều với rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, để giá trị đo lường rủi ro tài chính (LNFR) tăng (hoặc giảm) đơn vị thì phải tăng

(hoặc giảm) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 0,035 đơn vị.

Kết quả nghiên cứu nêu trên cũng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm của Fu, Fu và Liu (20 1 2), Simantinee và Kumar (20 1 5), Vũ Thị Hậu (20 1 7), Lê Thị Mai Chi (2020), Do và các tác giả (2020), Dang và các tác giả (2020), Võ Minh Long (2020).

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNHĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 10598614-2479-012907.htm (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w