PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2390_012206 (Trang 46 - 50)

Chương 3 sẽ trình bày dữ liệu nghiên cứu và phân tích các phương pháp nghiên cứu nhằm tiến hành xác định sự ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam.

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Khóa luận thực hiện theo quy trình gồm các bước:

Bướcl: Tác giả sẽ tiến hành lược khảo lý thuyết nền liên quan đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của các NHTM. Đồng thời, tác giả tìm hiểu các nghiên cứu thực

32

nghiệm trên thế giới và Việt Nam về tác động của đa dạng hóa thu nhập ngân hàng đến lợi nhuận ngân hàng. Thông qua cơ sở lý thuyết và đánh giá tổng quan về các nghiên cứu trước tác giả xác định các biến xây dựng mơ hình nghiên cứu.

Bước 2: Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để phân tích tác động

của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của NH ở bước tiếp theo.

Bước 3: Từ mơ hình nghiên cứu đề xuất, áp dụng phương pháp định lượng bằng mơ hình FEM, REM và phương pháp bình phương tổng quát nhỏ nhất, SGMM tác giả sẽ ước lượng tác động của đa dạng hóa thu nhập cũng như các biến độc lập khác đến lợi

nhuận của các NHTM.

Bước 4: Kiểm định mơ hình hồi quy: để bảo đảm kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tác giả tiến hành các kiểm định có liên quan như kiểm định hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Bước 5: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu: Khóa luận trình bày kết quả nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam đồng thời thảo luận và so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước liên quan.

Bước 6: Kết luận và gợi ý chính sách để tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của NHTM Việt Nam.

3.2. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2.1. Mầu nghiên cứu

Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn của 27 NHTM của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2009 - 2019 trong tổng số 31 NHTMCP.

Các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu gồm ABB, ACB, AGR, BVB, BIDV, CTG,

EIB, HDB, KLB, LPB, MBB, MSB, NAB, NCB, OCB, PGB, SCB, SEAB, SGB, SHB,

STB, TCB, TPB, VAB, VCB, VIB, VCA, VPB. Các ngân hàng được chọn vì cung cấp đủ thơng tin về báo cáo tài chính, báo cáo thường niên đã được kiểm toán trong giai đoạn nghiên cứu, do hạn chế về việc minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam, những

ngân hàng cịn lại khơng trình bày đầy đủ chỉ tiêu do đó khơng thu thập được đầy đủ thơng tin BCTC của những ngân hàng này trong giai đọng 2009-2019.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập và tổng hợp thành dữ liệu bảng gồm: • Dữ liệu thời gian: 10 năm

• Dữ liệu khơng gian: 27 NHTM Việt Nam

Biến vi mô thuộc về nội tại bên trong ngân hàng được thu thập và tính tốn dựa trên dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được kiểm tốn của 27 NHTM Việt Nam.

Biến vĩ mơ GDPG, tỷ lệ lạm phát được thu thập từ website của Ngân hàng Thế giới (WB).

Khóa luận được thực hiện theo q trình từ bước thu thập dữ liệu, tính tốn dữ liệu

và sau đó sử dụng phần mềm Stata 14 để hỗ trợ chạy và xử lý dữ liệu đã được tính tốn trong mơ hình.

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tác giả áp dụng mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất dạng gộp Pooled OLS để hồi quy dữ liệu bảng bằng các kết hợp mơ hình hồi quy tác động cố định (FEM), mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), mơ hình hồi quy tổng quát FGLS, SGMM để xem xét và phân tích đa dạng hóa thu nhập tác động đến lợi nhuận của các NHTM.

Mơ hình hồi quy gộp (Pooled OLS thích hợp nếu khơng có yếu tố riêng biệt (từng ngân hàng) và yếu tố về thời gian. Phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) không bỏ qua các yếu tố thời gian và yếu tố riêng biệt nên nó sẽ thích hợp để hồi quy. Để xem xét mơ hình hồi quy phù hợp nhất trong ba mơ hình trên, các kiểm định được sử dụng: đầu tiên, kiểm định F để lựa chọn mơ hình Pool OLS hoặc FEM (Nếu giá trị p-value mơ hình FEM nhỏ hơn 5% thì mơ hình FEM được lựa chọn), tiesp đến là kiểm định Hausman được thực hiện để lựa chọn giữa mơ hình FEM và REM (nếu giá trị p-value của kiểm định Hausman nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mơ hình FEM, ngược lại p-value có giá trị lớn hơn 5% thì REM được lựa chọn) cuối cùng sử

34

dụng kiểm định Breusch & Pagan để lựa chọn OLS và REM (Nếu p-value của kiểm định

Breusch & Pagan có giá trị nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mơ hình REM

Sau khi lựa chọn mơ hình phù hợp, nếu mơ hình REM được lựa chọn, ta dựa vào mơ hình REM đế phân tích kết quả, nếu FEM được lựa chọn thì nghiên cứu tiếp tục thực

hiện các kiểm định phương sai thay đổi (sử dụng kiểm định Modified Ward) và tự tương

quan (sử dụng kiểm định Wooldridge). Trong mơ hình FEM kiểm định Modified Ward dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi với giả thuyết H0: mơ hình khơng có

hiện tượng phương sai tháy đổi. Nếu giá trị p-value của kiểm định Modified Ward nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0, tức là mơ hình có hiện tượng phương sai thay đổi. Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mơ hình FEM là kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0: mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan. Nếu giá trị p-value của kiểm

định Wooldridge có nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 tức là mơ hình có hiện tượng tự tương quan. Nếu mơ hình tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, mơ hình FGLS (Feasible Generalized Least Square) được sử dụng bởi mơ hình này có thể kiểm sốt được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi.

Biến độc lập (đa dạng hóa thu nhập hay tỷ lệ nợ xấu) và biến phụ thuộc (lợi nhuận

ngân hàng) có quan hệ đồng thời nên mơ hình có thể xuất hiện vấn đề nội sinh. Nội sinh

có thể gây ra ước tính sai lệch trong phân tích. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng SGMM để giải quyết vấn đề nội sinh và tự tương quan đồng thời qua đó có thể so sánh kết quả với FGLS để mơ hình nghiên cứu vững chắc về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng.

Theo Nguyễn Thị Đoan Trang (2019), các ước lượng của phương pháp GMM được

sử dụng trong các trường hợp:

• Dữ liệu bảng có nhiều quan sát trong khi mốc thời gian ít (N lớn, T nhỏ) • Giữa biến phụ thuộc và biến giải thích có quan hệ tuyến tính

• Mơ hình có từ một đến hai hai biến trễ

• Các biến độc lập có thể tương quan với phần dư (hiện tại hoặc trước đó) hoặc mơ

Variable Obs (Số lượng quan _____sát)_____ Mean (Trung bình cộng) Std. Dev. (Độ lệch chuẩn) Min Max ROA 296 0,0091034 0,0083264 -0,0599291 0,0554257 ROE 296 0,0885497 0,0831901 -0,8200214 0,2682345

• Tồn tại vấn đề phương sai thay đổi hoặc tự tương quan ở các sai số đo lường (idiosyncratic disturbances)

• Tồn tại các tác động cố định riêng rẻ (fixed individual effects)

• Tồn tại phương sai thay đổi và tự tương quan trong mỗi đối tượng (nhưng không

tồn tại giữa các đối tượng)

SGMM được sử dụng để giải quyết vấn đề nội sinh của một số biến giải thích thơng

qua biến cơng cụ. Kiểm định Sargan hoặc kiểm định Hansen đối với tính chất xác định quá mức (over-identifying) cho phép kiểm tra sự phù hợp của các biến công cụ. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng. Kiểm định Hansen được sử dụng để kiểm định tính over- identifying của các biến công cụ. Kiểm định này xác định liệu có sự tương quan giữa biến cơng cụ và phần dư trong mơ hình hay khơng thơng qua kiểm tra giả thuyết H0: các biến công cụ là phù hợp (thỏa tính over-identifying). Khi chấp nhận giả thuyết H0 (p-value > 10%) nghĩa là các biến cơng cụ được sử dụng trong mơ hình là phù hợp.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng kiểm định tự tương quan bậc 2 (AR2) để kiểm định sự tương quan bậc 2 của phần dư trong mơ hình, với giả thuyết H0: khơng có sự tương quan bậc 2 của phần dư. Khi p-value lớn hơn 10%, ta chấp nhận H0: phần dư của

mơ hình khơng tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 2, nghĩa là mơ hình đạt u cầu.

Tóm tắt chương 3

Nội dung chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu của khóa luận, phương pháp được dùng để thực hiện nghiên cứu, mô tả dữ liệu, đưa ra các giả thuyết nghiên cứu để có cơ sở thiết lập mơ hình nghiên cứu.

Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và các kỹ thuật phân tích,

so sánh, thống kê mơ tả. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thơng qua việc xây dựng

mơ hình hồi quy tuyến tính và phân tích hồi quy theo các phương pháp OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM để lựa chọn mơ hình phù hợp, đảm bảo tính vững nhằm đánh giá tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 2390_012206 (Trang 46 - 50)