Lợi nhuận của NHTM xét theo nghĩa hẹp đó chính là chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Gia tăng lợi nhuận không những giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, mà còn để gia tăng thu nhập cho các cổ đông, nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, ổn định nhân sự, ổn định tổ chức và nâng cao thương hiệu uy tín của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).
Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013): Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là khoản
chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ. Một trong những mục tiêu quan trọng mà các NHTM hướng tới là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của NHTM, là nguồn tích luỹ quan trọng, bổ sung vốn chủ sở hữu để thực hiện việc mở rộng hoạt động kinh doanh.
Theo Nguyễn Thanh Phong (2015): Lợi nhuận NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa thu nhập và chi phí lợi tức cho vay và lợi tức nhận tiền gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với thu nhập từ nghiệp vụ ngân hàng khác. Ý nghĩa về lợi nhuận NHTM rất đặc biệt, lợi nhuận không chỉ phản ánh hiệu
quả hoạt động của từng NHTM riêng lẻ, mà hiệu quả hoạt động của cả hệ thống NHTM
trong nền kinh tế. Hoạt động của NHTM, không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đông của ngân hàng, rộng hơn nữa nó còn phải đem lại lợi ích cho khách hàng,
cho nền kinh tế quốc gia. Trong đó, lợi nhuận phải đi kèm với kiểm soát rủi ro là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi vì lợi nhuận của NHTM luôn hàm chứa rủi ro. Những đặc điểm này của lợi nhuận xuất phát từ những bản chất đặc trưng của NHTM như sau: hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng,
đây là lĩnh vực đặc biệt vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan
15
vực nhạy cảm đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động của NHTM, để tránh những thiệt hại có thể xảy ra (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).