CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 2390_012206 (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG

2.2.1. Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Lợi nhuận của NHTM xét theo nghĩa hẹp đó chính là chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Gia tăng lợi nhuận không những giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, mà cịn để gia tăng thu nhập cho các cổ đơng, nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, ổn định nhân sự, ổn định tổ chức và nâng cao thương hiệu uy tín của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).

Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013): Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là khoản

chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ. Một trong những mục tiêu quan trọng mà các NHTM hướng tới là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của NHTM, là nguồn tích luỹ quan trọng, bổ sung vốn chủ sở hữu để thực hiện việc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Theo Nguyễn Thanh Phong (2015): Lợi nhuận NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa thu nhập và chi phí lợi tức cho vay và lợi tức nhận tiền gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với thu nhập từ nghiệp vụ ngân hàng khác. Ý nghĩa về lợi nhuận NHTM rất đặc biệt, lợi nhuận không chỉ phản ánh hiệu

quả hoạt động của từng NHTM riêng lẻ, mà hiệu quả hoạt động của cả hệ thống NHTM

trong nền kinh tế. Hoạt động của NHTM, không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đơng của ngân hàng, rộng hơn nữa nó cịn phải đem lại lợi ích cho khách hàng,

cho nền kinh tế quốc gia. Trong đó, lợi nhuận phải đi kèm với kiểm soát rủi ro là một vấn đề vơ cùng quan trọng bởi vì lợi nhuận của NHTM ln hàm chứa rủi ro. Những đặc điểm này của lợi nhuận xuất phát từ những bản chất đặc trưng của NHTM như sau: hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng,

đây là lĩnh vực đặc biệt vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan

15

vực nhạy cảm đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động của NHTM, để tránh những thiệt hại có thể xảy ra (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).

2.2.2 Chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng

Lợi nhuận của NHTM được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó khơng thể khơng nhắc đến là các chỉ số ROA, ROE, ROI, NIM. Cụ thể như sau:

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA là chỉ số cơ bản nhưng lại quan trọng nhằm cho biết lợi nhuận ròng của NHTM đạt được từ một đồng đầu tư trên tổng tài sản, được tính bằng cách lấy lợi nhuận

rịng trong kỳ chia cho tổng tài sản bình qn trong kỳ. Cơng thức ROA đươc cụ thể như

sau:

ROA = L iợ nhu nậ ròng

T ng tài s nổ ả

Trong đó, lợi nhuận rịng là thu nhập rịng, là thu nhập sau thuế của ngân hàng, cịn

tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu và các khoản vay, do vậy ROA bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế và chi phí lãi vay. Bên cạnh đó, chính sách pháp luật, các loại lãi suất cũng như sự cạnh tranh dẫn đến sự khác biệt trong ROA. Các ngành khác nhau sẽ có chỉ số ROA khác nhau mặc dù ở cùng thời điểm, tương tự, cùng ngành nhưng khác thời điểm thì ROA cũng thay đổi. Hiệu quả của việc sử dụng vốn thể hiện qua ROA, do đó ROA càng cao thể hiện ngân hàng đó sử dụng tốt nguồn vốn của mình tạo ra lợi nhuận trên nguồn đầu tư, tuy nhiên cần xem xét lại các hoạt động của ngân hàng nếu ROA vượt khỏi ngưỡng ổn định.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE là chỉ số lợi nhuận phản ánh một đồng vốn đầu tư vào ngân hàng đem lại cho

chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trừ thuế TNDN. Công thức đo lường ROE được cụ thể như sau:

L i nhu n ròngợ ậ

ROE = ɪ-ɪ ɪ ??

Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của NHTM tạo ra bao nhiêu đồng

lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, ngân hàng kinh doanh hoạt động có lãi. Nếu mang giá trị âm là ngân hàng kinh doanh thua lỗ. Đồng thời, ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng cân đối trong việc sử dụng vốn cổ đông so với đồng vốn đi vay của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận trong quá trình hoạt động.

Thu nhập cận biên (NIM)

NIM = (Thu từ lãi - Chi phí lãi)/ Tổng tài sản sinh lời

Tỷ lệ này đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NH có thể đạt được thơng qua hoạt động kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn

vốn có chi phí thấp nhất. NIM thể hiện hiệu quả của hoạt động huy động và cho vay thơng qua việc kiểm sốt tài sản sinh lời và tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí thấp. Tỷ

lệ này cho thấy năng lực của nhà quản lý và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với chi phí trả lãi của ngân hàng.

Phương pháp đo lường lợi nhuận qua các chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến vì dễ thực hiện và dễ hiểu. Trong điều kiện dữ liệu thị trường hạn chế thì cách tiếp cận này là lựa chọn phổ biến trong các nghiên cứu về lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá lợi nhuận qua các chỉ số tài chính thì mỗi chỉ tiêu tài chính biểu hiện mối quan hệ giữa hai biến số, phản ánh một khía cạnh trong hoạt động của NHTM. Vì vậy, để đánh giá tồn diện lợi nhuận của NHTM, cần phải sử dụng hàng loạt các chỉ tiêu

khác nhau.

Một phần của tài liệu 2390_012206 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w