Điểm nhìn gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Trang 64 - 67)

Ch-ơng b a : Một số đặc điể mở ph-ơng diện trần thuật

3.1. Điểm nhìn trần thuật linh hoạt

3.1.1. Điểm nhìn gián tiếp

Điểm nhìn gián tiếp là điểm nhìn mà ng-ời trần thuật đứng ở vị trí ngôi thứ ba số ít kể lại câu chuyện, tái hiện lại câu chuyện, có vai trò quyết định sự phát triển của mạch truyện cũng nh- số phận của nhân vật. Về nguyên tắc, cách trần thuật này ng-ời trần thuật trong vai trò ng-ời đứng ngoài ít để lộ tung tích, hoàn toàn lạnh lùng với những gì đang diễn ra, không có những lời phán xét đánh giá hay bình phẩm về những chi tiết và sự kiện, thái độ của ng-ời trần thuật đối với nhân vật phải khách quan và trung tính. Tuy nhiên, trên thực tế, tính chủ quan của cách trần thuật gián tiếp này vẫn bị chi phối bởi

quan điểm t- t-ởng của nhà văn. Thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn sẽ dẫn dắt nội dung và cả hình thức nghệ thuật tác phẩm. Nhìn chung, đây là cách kể chuyện truyền thống và t-ơng đối ổn định trong văn học.

Từ Nguyên Tĩnh đã sử dụng ph-ơng pháp kể chuyện truyền thống này trong khá nhiều truyện ngắn của mình, nhất là các truyện lấy nội dung phản ánh là các câu chuyện của quá khứ hoặc về những nhân vật nào đó trong làng, ngoài xã mà tác giả đ-ợc nghe hoặc chứng kiến: Kiếp ng-ời, Gã nhà quê, Đàn bà, Mối tình chàng Lung mù, Lão kéo vó bè trên sông Lê, Cô gái Đò Lèn, Vợ chồng xe trâu, Thầy Bèo v.v… Những câu chuyện mang tính chất ‚kể lại‛ khiến sự xuất hiện của ng-ời trần thuật khó có sự lựa chọn nào khác ngoài vai trò ‚gián tiếp‛. Tuy nhiên, tác giả cũng tìm cách ‚làm mới‛ bằng những thao tác, cách điệu để tăng thêm sự ‚chân thật‛ cho câu chuyện.

Có thể lấy bất cứ câu chuyện nào có nội dung trên để khảo sát đều thấy đặc điểm này: Truyện Kiếp cầm ca có vai trò của hai ng-ời kể, một là lời kể của ‚ng-ời kéo vó te bên hồ La Đá Hạ kể lại‛ việc ‚chứng kiến con thuyền ẩn hiện rì rầm trôi trong mưa thâm gió bấc‛ và một là của người kể dấu mặt, một ‚người ta‛ nào đó biết câu chuyện về thằng Đất, ‚chàng trai chơi đàn nổi tiếng họ Ca Công La Đá Hạ và ả Tuyết Tuyết‛ có giọng hát nổi tiếng vùng này. Câu chuyện của gã câu cá tạo nên màn s-ơng huyền ảo cho truyện, là cái vỏ ngoài của câu chuyện. Cách tạo ra lớp vỏ ngoài này chính là một sáng tạo để gây chú ý, tăng thêm phần hấp dẫn. Câu chuyện chính về cuộc đời của hai nhân vật đã đ-ợc dựng lại bằng lời kể của một ‚ai đó‛ biết rất t-ờng tận cuộc đời của hai nhân vật từ lúc thằng Đất là đứa ngụ c-, câu cá trộm, Tuyết Tuyết là đứa ở, hát hay rồi bị bán nh- thế nào. Không chỉ biết chuyện khi chúng còn ở làng La Đá Hạ mà còn biết cả chuyện khi chúng ở bên trời Tây. Ng-ời kể chuyện nh- một thánh nhân vô hình lúc thì ở bên Tuyết Tuyết, lúc thì ở bên thằng Đất, lúc lại về làng, ghi đ-ợc tiếng nói của ng-ời này, đọc đ-ợc suy nghĩ của ng-ời kia. Tính ‚khách quan‛ của người kể lại mang đầy sự chủ quan bởi đó là sự trần thuật của một ng-ời.

Truyện N-ớc mắt quân v-ơng hay Tiếng trống đồng, cũng đ-ợc kể bằng điểm nhìn gián tiếp nh- vậy, tính ‚khách quan‛ của câu chuyện ở đây cũng đ-ợc thông qua lời kể của ng-ời vô hình. Ng-ời kể ấy, nếu có phải cách chúng ta hàng mấy trăm năm, từ thời Bình Định v-ơng áo vải mới tụ tập nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa. Quân ít, giặc mạnh,

66

Ng-ời đang bị chúng truy sát khắp nơi cơ mà. Hoặc giả từ thời ‚làng Đồng đúc trống đồng để thuần phục voi trắng của quan Tri Châu‛…Chuyện đ-ợc kể lại nh- một câu chuyện cổ. Bởi ai cũng biết hiện thực đã lùi vào rất xa của quá khứ, sự phục hiện bằng điểm nhìn của ng-ời trong cuộc khó tránh khỏi sự hồ nghi của ng-ời đọc.

Song, đối với một số truyện mà hiện thực phản ánh rơi vào thời hiện đại, tác giả lại sử dụng vị trí người trần thuật đứng ở vị trí ngôi thứ nhất số ít xưng ‚tôi‛, đóng vai trò ghi chép lại câu chuyện mà họ đ-ợc chứng kiến hoặc nghe ng-ời trong cuộc kể lại. Ng-ời kể chuyện khi ấy vừa là người dẫn chuyện, vừa là người ‚biết hết‛ trần thuật lại câu chuyện. Thật ra, đây là biến thái khác của trần thuật gián tiếp, ng-ời trần thuật đứng ngoài, ‚kể‛ vẫn là cách dẫn chuyện duy nhất tạo nên mạch truyện tuyến tính.

Chẳng hạn, truyện Gã nhà quê, mở đầu bằng nhân vật ‚tôi‛ dẫn truyện bằng lối kể rất thật: ‚Người để lại cho tôi nhiều ấn tượng mà mỗi khi nhớ đến là cứ muốn cầm bút, viết một cái gì đấy là lão Cao, làm nghề chăn vịt. Suốt từ thời thơ ấu đến khi rời làng ra đi, lão luôn gần gũi tụi tôi‛ [2; 19]. Như vậy, ‚tôi‛ kể chuyện lão Cao chứ không phải lão Cao tự kể về cuộc đời lão. Vì là ng-ời cùng quê, gắn bó với nhân vật trong truyện từ thời thơ ấu, lại bị lão thu hút, yêu quý lão bằng những câu chuyện quỷ quái và bằng cả những quả trứng vịt của lão ‚thử tưởng tượng mà xem, cái thời đói khát lúc đó được chén một quả trứng vịt là sướng run lên‛ nên nhân vật ‚tôi‛ tỏ ra khá thông thạo, tường tận về cuộc đời nhân vật. Đại loại có thể hiểu nh- thế này: ‚tôi‛ – tác giả đã chắp nối các câu chuyện từ chính lão Cao kể và từ chính những gì đ-ợc quan sát thấy để dựng lại cuộc đời lão: ‚Thật ra chuyện riêng về đời lão, mãi trước đêm rời làng vào bộ đội mới được nghe, nhưng con người lão đã thu hút bọn trẻ chúng tôi từ thời chăn bò‛ [1, 21]. Sự cách điệu ở đây đã có hiệu quả, nh- vậy là ‚người biết hết‛ là tác giả ở đây chỉ biết một phần, phần bên ngoài, rất nhỏ, còn phần chính, diễn biến cuộc đời, số phận nhân vật là do chính nhân vật kể, tác giả chỉ làm phận sự là ‚ghi chép‛ lại. Đoạn văn ở cuối truyện như một ‚thao tác‛ để nhấn mạnh điều này ‚còn tôi trong cuộc đời phiêu bạt của mình ở chốn thị thành, khi nghe người ta nhắc đến hai chữ ‚nhà quê‛ lại nhớ đến lão Cao – Gã nhà quê‛. Sự sáng tạo trên khiến câu chuyện có vẻ ‚thật‛ hơn, song về bản chất, vẫn ch-a có sự dịch chuyển thực sự từ điểm nhìn bên ngoài vào bên trong. Tính ghi chép, tính kể, tức là điểm nhìn gián tiếp vẫn là cách trần thuật chính của ng-ời ng-ời kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)