Điểm nhìn nửa trực tiếp, nửa gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Trang 68 - 71)

Ch-ơng b a : Một số đặc điể mở ph-ơng diện trần thuật

3.1. Điểm nhìn trần thuật linh hoạt

3.1.3. Điểm nhìn nửa trực tiếp, nửa gián tiếp

Điểm nhìn nửa trực tiếp, nửa gián tiếp hay còn gọi là ‚lời nửa trực tiếp‛, là ‚biện pháp diễn đạt lời văn khi nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nh-ng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật (...) cho phép ng-ời đọc

thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật‛ (Từ điển thuật ngữ văn học). ở điểm nhìn này, ng-ời đọc khó nhận ra đâu là lời của nhà văn đâu là lời của nhân vật.

Hãy thử xem đoạn văn kể về ông Tứ trong truyện ngắn Họ hàng nông dân: ‚... Bố ông chết cái dạo mới hòa bình. Ông nội có làm đến Chánh đấy nh-ng vì ít học, cờ bạc thành ra cũng phá sản. Ông thành dân nghèo ở đợ cho nhà ông bác đầu cành đi chăn trâu. Cái vận may đến, thiếu chân đ-a công văn ông nhảy vào và hòa bình (1954) thành ngay cán bộ trẻ. Ông cứ học tắt mãi thành ra tự dưng là người có phẩm hàm‛. Rõ ràng ở đây ông Tứ không tự kể về đời mình. Đã có một người vô hình ‚biết hết, thấy tất‛ giới thiệu khái quát nh-ng đầy đủ về lai lịch, thân thế của ông Tứ từ thở thiếu thời cho đến lúc về già một cách khá cụ thể và chính xác. Các sự kiện trong đời ông Tứ nối tiếp nhau hiện ra tạo nên một mạch kể rõ ràng nh- ng-ời kể chuyện đ-ợc chứng kiến, dõi theo tất cả. Tuy nhiên, có thể cho đây là suy nghĩ của ông Tứ về lý lịch của đời mình cũng không sao, sắc thái tranh luận, đối thoại trong cách diễn đạt cho thấy sự hiện diện của cái ‚tôi‛ – ng-ời trong cuộc. Cách trần thuật này tạo ra hiệu ứng ‚nửa trực tiếp, nửa gián tiếp‛ khiến mạch trần thuật trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. Đây là suy nghĩ của ông Tứ: ‚Là nông dân nh-ng ông cũng muốn cho họ mình phải có cán bộ chủ chốt ở xã, ông muốn tiếng nói của mình phải vang lên trong dòng họ nh- nói tr-ớc ngàn quân. Ông muốn một ngày nào đó cậu con trai ông ít ra cũng theo nghiệp bố, có đ-ợc phẩm hàm cao hơn ông‛ [1; 12]. Ng-ời trần thuật đã ‚lặn sâu‛ vào bên trong để ‚đọc‛ được những suy nghĩ bên trong sâu kín của ông Tứ và khám phá ra cái lòng khát khao ham muốn danh tiếng tột bậc của ông. Song, cũng rất khó để tách bạch đâu là suy nghĩ của ông Tứ hay suy nghĩ, nhận xét của tác giả. Điểm nhìn nửa trực tiếp nửa gián tiếp cũng đ-ợc sử dụng khá thành công trong truyện ngắn Họ hàng nông dân để dẫn dắt mạch truyện. Mở đầu câu chuyện là lời dẫn ‚Họ này toàn nông dân. Điều đó tỏ ra không có sự gì là thiệt thòi. Bốn đời là nông dân. Thậm chí cả chục đời là nông dân. Điều đó có gì phải băn khoăn. Dân đinh thì đông, có việc họ việc làng ào một cái là tắp lự...‛. Đây là giọng của người kể chuyện vô hình ‚biết hết, thấy tất‛ khẳng định chắc chắn ‚giai cấp‛ của dòng họ Công. Nh-ng cũng có thể là của ng-ời trong họ, hoặc có thể đó là của ng-ời trong làng tỏ rõ thái độ lập tr-ờng đối với gốc gác của họ. Là nông dân thì có gì là thiệt thòi và băn khoăn, thậm chí còn đáng tự hào

70

nữa bởi cả n-ớc Việt Nam nông nghiệp từ buổi đầu sơ khai, có ai không xuất thân từ nông dân.

Sự chuyển dịch điểm nhìn từ lại từ người kể chuyện lại đến người làng ‚Không ai giàu ba họ nh-ng họ này giàu đấy, ng-ời họ này thay nhau làm chánh, phó lý; hết cành trên lại rơi xuống cành d-ới, hết cha đến con. Ng-ời ta kể ông Chánh Cò làm Lý tr-ởng đến con bà ba làm phó lý, lại con bà hai làm Cửu. Con ông Chánh Lung làm Lý trưởng...‛[1, 5]. Trong lời kể trên người trần thuật và người làng như đang đọc ra ‚gia phả‛ của dòng họ Công với một sự kính nể, ngưỡng mộ song trong đấy d-ờng nh- cũng chứa đựng sự thèm muốn, ghanh tị, đố kị của những ng-ời vốn quanh năm cơ cực. Cái điều đáng tự hào của dòng họ nông dân đặc sệt này là mỗi khi ra ngõ là được chào ‚Bác ạ- chú ạ‛ thì ‚Cứ là râm ran, râm ran đến vui tai‛.Người kể chuyện thấy tất cả, còn ng-ời đ-ợc chào nghe niềm vui rân rân trong ng-ời và ở một góc nào đấy ng-ời làng nh- cũng đ-ợc chứng kiến cảnh ấy mà thấy tai mình cũng gióng lên. Đặc biệt khi nói về nỗi buồn của họ Công ‚Họ này khối chuyện buồn ra đấy. Ví dụ, ở đời nào cũng có một lão điếc, một ông mù, một ông không con (...) Cái số trời nó vậy, thương thật...‛ người kể chuyện nh- xác nhận chân lý của quy luật bù trừ và tỏ thái độ cảm thông cho họ Công nh-ng đó cũng là sự hả hê, đắc chí của những ng-ời làng lâu nay vốn thua thiệt.

Đôi khi trong một câu nói chứa đựng cả điểm nhìn của ng-ời kể chuyện và thái độ của ông Thầu ‚Người ta nói, gạch làm nhà bếp là do ông đi hót phân rơi ở đường mà nhặt về xây đủ đấy. Cha cái bọn thấy ông giàu mà ngứa miệng; ông vay m-ợn, mua bán sòng phẳng chi li đến mức độ có ai được ông giúp cũng thấy nể lòng‛ [1; 9]. Người kể chuyện cũng đồng cảm với nỗi khổ của ông Thầu, còn bản thân ông thì bực bội với miệng l-ỡi thế gian, chúng thấy ông giàu rồi mà bới móc, chế giễu. Bản tính tằn tiện, tiết kiệm cũng đáng coi trọng lắm chứ.

Nh- vậy chỉ qua một số đoạn trong truyện ngắn Họ hàng nông dân ta đã thấy có sự tác động qua lại phức tạp của nhiều điểm nhìn, điểm nhìn nhà văn, điểm nhìn ng-ời kể chuyện, điểm nhìn nhân vật và cả của những nhân vật khác không nằm trong cốt truyện. Ngôn ngữ của ng-ời trần thuật nhiều khi đan cài xen lẫn của những ng-ời ngoài cuộc, truyện ta nh- thấy nhà văn đang làm một cuộc tranh luận với độc giả về những ý kiến của

mình. Với việc sử dụng nhiều điểm nhìn để có thể nhìn nhận vấn đề đ-ợc đầy đủ, toàn diện, soi chiếu ở nhiều chiều tạo nên sự đa thanh, đa giọng.

Theo thống kê của chúng tôi, trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh, nhà văn sử dụng điểm nhìn trực tiếp và nửa trực tiếp nửa gián tiếp là chủ yếu, đây là sự nỗ lực của tác giả trong việc đổi mới, hiện đại hóa ph-ơng thức trần thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Trang 68 - 71)