Sử dụng yếu tố huyền ảo để dẫn dắt và kết nối mạch truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Trang 71 - 74)

Ch-ơng b a : Một số đặc điể mở ph-ơng diện trần thuật

3.2. Sử dụng yếu tố huyền ảo để dẫn dắt và kết nối mạch truyện

Sử dụng yếu tố huyền ảo trong việc dẫn dắt và kết nối mạch truyện là một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh. Ph-ơng pháp sáng tác này xuất hiện đầu tiên ở ph-ơng Tây vào những năm sáu m-ơi với chủ trương dùng yếu tố ‚kì lạ, huyền ảo là hình thức phản ánh hiện thực để tránh lối diễn đạt trực tiếp‛. ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỉ tr-ớc, một số cây bút đã thành công trong việc vận dụng ph-ơng pháp này nh- Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Trần Hạ Tháp, Hiền Ph-ơng v.v...Từ Nguyên Tĩnh nằm trong số những nhà văn đã tìm thấy hứng thú trong cách thể hiện nghệ thuật ấy. Qua khảo sát các tác phẩm của Từ Nguyên Tĩnh có thể thấy để tạo ấn t-ợng này ông sử dụng các thủ pháp sau:

3.2.1. Khai thác đề tài dân gian để tạo dựng cốt truyện kỳ ảo

Tr-ớc hết để tạo ấn t-ợng huyền thoại kỳ ảo, Từ Nguyên Tĩnh lấy đề tài từ những tích truyện x-a chỉ có trong những lời đồn đại hoặc những câu chuyện dân gian còn l-u truyền, nh-: Kiếp cầm ca, N-ớc mắt quân v-ơng…. Truyện Kiếp cầm ca kể về cuộc tình bi th-ơng giữa thằng Đất- dân ngụ c- câu cá trộm nh-ng có bàn tay vàng của một nghệ sĩ tài ba và Tuyết Tuyết- đứa ở nh-ng có giọng hát vàng trời phú đ-ợc l-u truyền trong dân gian. Tuy nhiên tích truyện chỉ là cái cớ để tác giả đả phá, bác bỏ, gột rửa một quan niệm bảo thủ, cố hữu đã ăn sâu bén rễ trong dân gian đó là sự coi th-ờng miệt thị những ng-ời làm nghề ca hát nh- cách gọi ‚xướng ca vô loài‛. Đây là một thái độ đầy rộng lượng, tỉnh táo đối với ‚kiếp cầm ca lạc loài‛. Chỉ khi nào tiếng đàn, tiếng hát được coi trọng thì loài ng-ời mới thực sự văn minh.

Truyện N-ớc mắt quân v-ơng lại khai thác đề tài lịch sử để tạo nên một tác phẩm giống nh- truyền thuyết lịch sử. Tuy nhiên sự thật lịch sử đã đ-ợc lãng mạn hóa, kỳ ảo hoá tạo nên một câu chuyện tình yêu. M-ợn sự kiện Bình Định V-ơng Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh xâm l-ợc bị quân giặc vây bủa phải ẩn nấp khốn đốn trong

72

vùng núi Thanh Hóa, nhà văn đã tạo nên cốt truyện độc đáo mang màu sắc huyền thoại h- ảo. N-ớc mắt của bậc quân v-ơng trọng nghĩa tình có sức biến cải sâu sắc, nó không chỉ làm cho mảnh đất ân nghĩa trở thành một vùng ao hồ rộng lớn trong lành, t-ơi mát mà còn khiến cho tình yêu trở thành bất tử bởi ‚dưới cát đó vẫn có tiếng rì rào như thể khúc tình xuân của ai thủ thỉ‛. Qua giọt nước mắt của quân vương, điều mà tác giả muốn nói tình yêu có sức mạnh nhiệm màu và không bao giờ bị mai một.

Để thể hiện sự vi huyền, kì ảo, hoang đ-ờng nhà văn sử dụng những chi tiết h- h-, thực thực. Mở đầu Kiếp cầm ca là cảnh những đêm ‚mưa thâm gió bấc, mặt trăng bất chợt hiện ra...‛, trên lòng hồ La Đá Hạ ‚một con thuyền ẩn hiện rì rầm trong mưa thầm gió bấc‛ và tiếng nhạc mơ hồ, h- ảo tạo nên một không gian đầy bí hiểm ma quái, gợi cái cảm giác rờn rợn mà tò mò. Đó là những từ ngữ phiếm chỉ: ‚Ngày ấy‛, ‚Cái ngày xót xa ấy‛, ‚Đêm ấy‛, ‚Đêm đó‛ v.v... tạo nên một thời gian đầy sự xa xôi, huyền bí, mơ hồ về cuộc đời thằng Đất và ả Tuyết Tuyết. Các tình tiết cũng nhuốm màu huyền thoại qua lời truyền miệng của người đời: ‚Người ta nói, ban đầu Đất cũng được quan Tây cho đi theo làm phu đánh đàn...‛, rồi một đêm ‚Người đi câu cá trộm chứng kiến một việc lạ..‛, và ‚người ta bảo, xuống đó mà Đất vẫn còn đàn, còn Tuyết Tuyết vẫn còn hát‛ v.v...Tất cả những yếu tố trên xoay quanh câu chuyện tạo nên sự h- thực khiến ng-ời đọc vừa thấy gần gũi, chân thực vừa khó nắm bắt, tin t-ởng.

3.2.2. Sử dụng tình tiết, chi tiết hoang đ-ờng, kì ảo làm hạt nhân của tứ truyện

Loại truyện viết theo thủ pháp này chiếm đa số trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh. Tuy nhiên cái hoang đường kì ảo này không phải của ‚cái ngày xa xôi ấy‛ mà nằm ngay trong hiện thực cuộc sống t-ơi nguyên, sinh động. Nó là một mắt xích đặc biệt tạo nên b-ớc đột phá trong mạch truyện gây hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ. Qua sự nghiên cứu, chúng tôi hệ thống đ-ợc truyện có yếu tố kì lạ thành những nhóm sau:

Cái ‚kì lạ‛ đồng nghĩa với cái đẹp, lòng vị tha, đức hi sinh mang mầu sắc huyền thoại. Có thể nói khi viết về đề tài này Từ Nguyên Tĩnh vẫn còn d- âm của cảm hứng sử thi, lãng mạn của dòng văn học 1945-1975 , chính vì vậy con ng-ời d-ới ngòi bút của ông trở nên lung linh huyền ảo, mang vẻ đẹp lí t-ởng, phi th-ờng. Có thể tìm thấy bút pháp này ở những truyện: Ng-ời tình của cha, Chim Xa Xa lại về, Chuyện tình trong hang đá, Nàng Trà My, Cô gái Đò Lèn... Con ng-ời ở đây sống đến tận cùng của bản chất ng-ời,

không có những so đo, toan tính, vụ lợi. ở họ đều lấp lánh vẻ đẹp hi sinh cá nhân riêng t- cho cộng đồng rộng lớn và nhất quán từ suy nghĩ đến hành động nh- một chân lý cuộc sống. Nhà văn đã dùng yếu tố kì lạ, huyền ảo không phải để ‚lạ hoá‛ mà chính là để ‚đẹp hóa‛ nhân vật lý t-ởng nh- Mạnh Lê từng nhận xét.

Nhóm kì lạ, hoang đ-ờng thứ hai nằm trong bản chất sự việc tưởng như ‚lạ lẫm, khác thường‛ nhưng đằng sau vẫn là sự tôn vinh, khẳng định cái Đẹp qua những truyện ngắn Vợ chồng xe trâu, Nợ làng quê, Gã nhà quê, R-ợu tắc kè... Ng-ời đọc không quên đ-ợc những tình tiết mà những cái ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường sẽ chế giễu là ‚gàn dở, ngớ ngẩn, điên rồ‛ thậm chí là ‚ngu muội‛. Đó là những hành động từ chối danh vọng ở chốn thành thị để trở về thành một cô kĩ s- nông dân nh- H-ơng Mơ (Nợ làng quê), là cái ‚ngu‛ của anh Tháo khi dám đứng ra gánh chịu tai tiếng thậm chí là kỉ luật để chở che, bao bọc cho ng-ời mình yêu với tấm lòng vị tha đến hồn nhiên, thánh thiện (R-ợu tắc kè). Là cái ‚vô phúc’ của anh chàng xe trâu khi ‚rước‛ mẹ con người đàn bà bị bỏ rơi về làm vợ (Vợ chồng xe trâu)… Cái ‘lạ‛ thể hiện ở những tình huống rất khác thường nhưng lại rất Ng-ời. Và cái Đẹp không nằm ở vẻ bề ngoài hào nhoáng, không đạt đến mức lí t-ởng thiên thần mà ‚man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình th-ờng. Công việc của nhà văn là phải hiểu cái đẹp ở chính chỗ mà ng-ời ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật cho ng-ời khác một bài học trông nhìn và thưởng thức‛ (Thạch Lam). Văn Từ Nguyên Tĩnh đang cố gắng đi tìm cái ‚kín đáo và che lấp‛ ấy.

Cuối cùng là cái ‚kì lạ‛ nằm trong mối tương quan giữa cái tốt và xấu, cái cao cả và tầm thường hay cái ‚thiên thần và quỷ sứ‛ trong bản thân mỗi con người nằm ở những truyện ngắn: Đàn bà, Ng-ời cha tội nghiệp, Mùa yêu đ-ơng, Ng-ời đàn bà sau chiến tranh... Cái ‚lạ‛ ở chỗ một người có lối sống đàng điếm, buông thả, đĩ bợm song lại có một trái tim rất ‚Mẹ‛ (bà Nga trong truyện ngắn Đàn bà), ‚lạ‛ quan niệm mới mẻ lạ lẫm của anh nông dân Thốn về tình yêu và hạnh phúc (Mùa yêu đ-ơng), ở chỗ sự thuỷ chung, tôn thờ và nỗi đau chồng chết dễ khiến ng-ời vợ trở nên mơ màng ảo t-ởng đến mức khi chung đụng với ng-ời khác mà vẫn t-ởng chồng mình của cô Màu (Ng-ời cha tội nghiệp). Trong những cái kì lạ ấy là cuộc đấu tranh gay gắt, mạnh mẽ và nghiệt ngã để

74

sống đúng bản chất ng-ời, tất cả họ bao giờ cũng tìm thấy một lí do để chiếm đ-ợc cảm tình nơi độc giả. ở khía cạnh khác cái ‚lạ‛ có thể còn nằm trong cái nghịch dị, trái khoáy, oái oăm và ấu trĩ của một thời kì mà đến bây giờ nghĩ lại ng-ời ta vẫn còn kinh ngạc, không tin nổi, nh- các truyện: Kiếp ng-ời, Gã nhà quê, Đàn bà, Ng-ời kéo vó bè trên sông Lê. Qua cách thể hiện cái lạ này nhà văn như muốn ‚làm một cuộc tranh luận cùng độc giả, như muốn khiêu chiến với những trật tự quan niệm cũ‛ (Hỏa Diệu Thúy). Tuy nhiên ở đây cũng cần bàn thêm về việc sử dụng yếu tố ‚lạ‛ khi khắc họa nhân vật lão Bối trong Ng-ời kéo vó bè trên sông Lê. Quả thực nhà văn có hơi tàn nhẫn, đã ‚lạ‛ hóa nhân vật tới mức dị dạng, thê thảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Trang 71 - 74)