Ch-ơng b a : Một số đặc điể mở ph-ơng diện trần thuật
3.1. Điểm nhìn trần thuật linh hoạt
3.1.2. Điểm nhìn trực tiếp
Điểm nhìn trực tiếp hay còn gọi là điểm nhìn bên trong tức là ng-ời trần thuật đứng ở ngôi thứ nhất số ít, xưng ‚tôi‛ trong vai trò người trong cuộc (nhân vật kể chuyện đồng thời là ng-ời trong cuộc). Qua điểm nhìn này nhà văn có thể đào sâu vào các vỉa tầng nội tâm phong phú phức tạp và hết sức tinh vi của nhân vật. Tâm trạng nhân vật đ-ợc thể hiện thông qua những đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm. Đây là một biểu hiện của sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật từ bên ngoài – chủ quan vào bên trong- khách quan, nghĩa là trao điểm nhìn trần thuật cho nhân vật.
Có thể thấy, Từ Nguyên Tĩnh đã rất nỗ lực trong việc tạo ra cách trần thuật này. Đó là việc tác giả luôn ý thức trong việc tạo ra tình huống đối thoại hoặc độc thoại để nhân vật tự bộc lộ tâm hồn, tính cách của mình. Thế giới nội tâm nhân vật không phải được ‚kể‛ mà thông qua ‚thuật – tả‛. Từ Nguyên Tĩnh đã có những trang miêu tả tâm lý khá thành công qua việc miêu tả nội tâm nhân vật. Chẳng hạn, đoạn miêu tả tâm trạng của Thu Trang trong trạng thái giằng co đau đớn giữa tình cảm thương cha ‚phải làm thay phần việc của mẹ, lo từng mớ rau, quả cà, cả việc vá may và thân phận ng-ời làm nghề xích lô bèo bọt‛ để nuôi mình khôn lớn với sự giận dữ đầy đau khổ trong suy nghĩ ‚cha là người bạc tình, sớm quên người vợ nằm xuống khi cỏ chưa kịp lên xanh‛. Xung đột tâm trạng ấy khiến tâm hồn trẻ thơ của cô bị xáo động dữ dội. Cô bé cố gắng chế ngự suy nghĩ và tình cảm nh-ng không sao che dấu tình cảm và hành động thất th-ờng. Ng-ời cha bối rối vì không thể biện minh cho con hiểu v.v…Truyện ngắn Ng-ời tình của cha là một trong những sáng tác khá thành công khi tác giả đã tìm đến kiểu trần thuật trực tiếp để diễn tả những tâm trạng đầy mâu thuẫn của ng-ời trong cuộc.
Điểm nhìn trực tiếp còn đ-ợc nhà văn sử dụng hiệu quả khi thể hiện thế giới nội tâm đầy phức tạp của nhân vật ‚tôi‛( Tịnh) ở truyện ngắn Đò dọc. Tâm trạng Tịnh hiện lên sinh động thông qua những đối thoại và độc thoại nội tâm. Đấy là tâm trạng ‚buồn khó tả‛ của anh lính trở về sau cuộc chiến, ngơ ngác với thời đại mới và cảm thấy vô dụng, thừa thãi và bất lực tr-ớc cuộc sống đang hừng hực hồi sinh. Tâm trạng âý đ-ợc thể hiện qua câu nói của Tinh với anh Hóa ‚Em cũng chán đời lắm, chả có nghề ngỗng gì sất. Học không hay cày ruộng cũng không biết...‛. Là những lời Tịnh tự độc thoại, tự nói với mình gợi nên một cái tôi đầy cô đơn, nhỏ bé ‚ơi con sông! Ta nào biết bến này là bến
68
nào...Ta ch-a từng lặn hụp xuống đáy dòng. Ta chỉ là sinh linh bé nhỏ bất ngờ đ-ợc gắn ghép, chắp nối trôi đi cùng con thuyền phiêu lãng‛. Rồi đến những suy tư, trăn trở và dự cảm của anh với kiếp người vùng sông nước ‚rồi đây những đứa nhóc ra đời, con thuyền này đã thành số phận và nghề nghiệp của chúng. Không biết sau này chúng có oán tôi, người cha đã sớm phó thác cuộc đời cho sông nước‛ [8; 95]. Nhờ những đọan đối thoại, độc thoại nh- vậy mà thế giới nội tâm phong phú với những bộn bề lo âu, trăn trở của Tịnh trở nên rất thật và rất gần gũi.
Thế giới nội tâm của nhân vật ‚tôi‛ trong Truyện Nợ làng quê lại dằn vặt, day dứt xen lẫn sự ân hận đối với quê nhà. Anh cảm thấy có lỗi với đồng ruộng quê h-ơng đặc biệt là với H-ơng Mơ, ng-ời mà anh đã từng yêu và nhiều hứa hẹn. Câu chuyện là lời độc thoại lớn của nhân vật ‚Tôi biết mình là kẻ hèn đã phản bội lại nàng nhưng còn tự bào chữa. Tôi đã chối bỏ đồng ruộng quê nhà, mặc cho nàng phải gánh chịu sau vụ đổ bể của vụ cấy chui cấy lủi‛[4; 45]. Chính điều đó bây giờ khiến anh nỗi ‚u hoài, buồn nản‛ luôn dày vò và lặp lại với anh như là ‚bệnh tật‛.
Qua điểm nhìn trực tiếp, nhân vật tha hồ thể hiện những cảm giác của mình tr-ớc những bộn bề của cuộc sống, soi chiếu qua lăng kính chủ quan. Vì vậy thế giới chủ quan có sức thuyết phục hơn đối với ng-ời đọc. ở một phần nào đó điểm nhìn này cho ta thấy tác phẩm có dáng dấp tự truyện. Trong một số truyện của Từ Nguyên Tĩnh nh- Nợ làng quê, Mối tình đầu, Chờ B52, Cái thời khói lửa ta nh- thấy thấp thoáng bóng dáng của nhà văn. Đọc truyện ngắn nh- đang đọc câu chuyện của nhà văn với những chi tiết đ-ợc lặp lại ở nhiều truyện.Tuy nhiên những truyện nh- Thợ cối xay, Mối tình đầu, Chờ B52 nhân vật x-ng ‚tôi‛ trực tiếp kể về cuộc đời mình xong hầu như ít thể hiện cảm xúc mà cứ kể nh- câu chuyện vốn có, nh- ng-ời thứ ba kể chuyện. Truyện cũng ít có sự bình luận, d-ờng nh-, ng-ời kể chuyện muốn dành công việc đó cho độc giả.