1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu luận văn
1.4.2. Nhân tố khách quan
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý (Khuôn khổ pháp lý) bao gồm toàn
bộ hệ thống văn bản pháp quy và việc vận hành trong thực tế của hệ thống này. Trong đó, đứng dưới góc độ tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập, khuôn khổ pháp lý về kế toán ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán là Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán, các luật khác liên quan đến hoạt động của đơn vị, nội quy, quy chế của cơ quan chủ quản và của bản thân đơn vị chi phối trực tiếp đến
tổ chức công tác kế toán. Ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến tổ chức công tác kế toán mang tính tuân thủ, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các đối tượng sử dụng thông tin đa dạng ở bên ngoài đơn vị, trong đó có các cơ quan chức năng nhà nước.
- Cơ sở kế toán: Việc áp dụng cơ sở kế toán có vai trò quan trọng trong hạch toán, dưới đây là các khái niệm về cơ sở kế toán:
Cơ sở kế toán tiền mặt và cơ sở kế toán dồn tích là hai cơ sở kế toán quan trọng sử dụng trong hạch toán.
Cơ sở kế toán dồn tích: Cơ sở kế toán dồn tích là một cơ sở kế toán theo đó các giao dịch và các sự kiện khác được ghi nhận khi chúng phát sinh không phụ thuộc vào thực tế thu, chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền, vì vậy các giao dịch và sự kiện được ghi chép vào sổ kế toán và được ghi nhận trên các báo cáo tài chính của các kỳ kế toán tương ứng. Những yếu tố được ghi nhận trên cơ sở dồn tích gồm tài sản, nợ phải trả, tài sản thuần (vốn chủ sở hữu), doanh thu và chi phí.
Cơ sở kế toán tiền mặt vốn được xem như nền tảng đầu tiên để tiến tới áp dụng cơ sở kế toán dồn tích trong các đơn vị SNYTCL.
Cơ sở kế toán tiền mặt trong kế toán lĩnh vực công có thể coi là tiền đề trong việc chuyển sang cơ sở dồn tích trong tương lai, áp dụng cơ sở kế toán này còn đem lại các lợi ích khác như: Cho biết các nguồn lực hiện có đã và đang được sử dụng theo đúng dự toán ngân sách hay không. Hệ thống kế toán theo cơ sở tiền mặt đồng thời giúp đảm bảo sự tuân thủ theo hạn mức chi tiêu đã được phê duyệt. Ngoài ra hệ thống kế toán theo cơ sở kế toán tiền mặt cho phép kiểm soát dòng tiền để đảm bảo chúng không bị sử dụng sai mục đích.
- Nhu cầu thông tin kế toán: Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động sự nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị trường thì công tác kế toán trong các đơn vị SNYTCL phải có kế hoạch tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí; Tình hình sử dụng quyết toán kinh phí; Tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản công; Tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa, đồng thời làm rõ các vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp y tế công lập, cơ chế quản lý tài chính, nội dung tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Theo đó, nội dung tổ chức công tác kế toán trình bày các nội dung lớn đó là:
- Tổ chức bộ máy kế toán
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán - Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán - Tổ chức hệ thống sổ kế toán
- Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính và Báo cáo quyết toán - Tổ chức kiểm tra kế toán
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán
Các nội dung trên đều có tính logic và quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đây là vấn đề quan trọng, là cơ sở cho việc vận dụng các cơ sở lý luận vào thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng cũng như tạo tiền đề đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TẠI VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG TRUNG ƢƠNG 2.1. Khái quát về Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương trùng Trung ương
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, tên tiếng Anh là Vietnam National Institute of Malariology, Parasitology and Entomology (sau đây được viết tắt là NIMPE) được thành lập ngày 01/7/1957 theo Quyết định số 287/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Viện Sốt rét do Giáo sư Đặng Văn Ngữ làm Viện trưởng với nhiệm vụ: “Nghiên cứu bệnh sốt rét và tình hình bệnh sốt rét, nghiên cứu những phương ph p phòng và chữa bệnh sốt rét để giúp Bộ Y tế lãnh đạo toàn ngành và nhân dân tiến lên từng bước giảm dần tỷ lệ và tiêu diệt bệnh sốt rét”. Năm 1961 Viện được đổi tên thành Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và côn trùng và năm 1998 đổi tên thành Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho đến nay.
Sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã luôn nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Cán bộ viên chức Viện đã luôn khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc chức năng và nhiệm vụ được Nhà nước giao là nghiên cứu khoa học, chỉ đạo các biện pháp làm giảm tỷ lệ mắc và tỉ lệ tử vong do các bệnh ký sinh trùng khác, phòng chống các côn trùng truyền bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng cho người trên phạm vi toàn quốc. Công tác phòng chống sốt rét, phòng chống các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh trong nhiều năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể làm giảm số tử vong, giảm số mắc, giảm gánh nặng bệnh tật do bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, côn trùng gây ra cho cộng đồng, đã góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân của Đảng và Nhà nước ta.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong LĐ sáng tạo. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2005), danh hiệu anh hùng LĐ (2007), Huân chương độc lập
hạng nhất năm 2012.
Hơn 60 năm xây dựng và phát triển, đến năm 2018 Viện có 273 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó có 208 cán bộ biên chế, 65 hợp đồng lao động.
Về trình độ cán bộ: có 09 Phó giáo sư; 19 Tiến sỹ; 37 Thạc sỹ; 2 chuyên khoa cấp I; 145 cán bộ đại học và 61 cán bộ trung cấp; Đảng bộ Viện có 14 chi bộ với 96 Đảng viên; các thế hệ cán bộ viên chức của Viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Viện. Đây là một lĩnh vực rộng lớn vừa nghiên cứu cơ bản vừa nghiên cứu ứng dụng để phục vụ công tác phòng chống sốt rét, phòng chống các bệnh ký sinh trùng côn trùng truyền bệnh góp phần đắc lực vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của viện. Từ năm 1957 đến năm 2018 Viện đã công bố 717 đề tài nghiên cứu khoa học gồm 8 đề tài cấp nhà nước. Riêng từ năm 1991 đến năm 2018 đã nghiên cứu 397 đề tài trong đó có 4 đề tài cấp Nhà nước, 49 đề tài cấp Bộ, 199 đề tài cấp Viện và 145 đề tài hợp tác Quốc tế.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương trùng – Côn trùng Trung ương
2.1.2.1. Chức năng
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương có chức năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực y tế dự phòng; nghiên cứu khoa học; đào tạo; chỉ đạo về chuyên môn; khám, chữa bệnh chuyên ngành; hợp tác quốc tế về sốt rét, ký sinh trùng, các bệnh nhiệt đới liên quan, côn trùng truyền bệnh và các biện pháp phòng chống trong phạm vi toàn quốc. Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn tại 28 tỉnh, thành phố phía Bắc; Tổ chức cung ứng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực phòng, chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng, bệnh nhiệt đới liên quan và côn trùng truyền bệnh.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học công nghệ - Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế
- Tổ chức cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu xã hội như khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị các bệnh về ký sinh trùng và sốt rét. Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm phòng chống côn trùng v.v.
- Hợp tác quốc tế.
- Quản lý đơn vị như quản lý tổ chức cán bộ, các hoạt động thu chi ngân sách nhà nước, ngân sách tự chủ và các nguồn khác v.v.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
(Quyết định số 747/QĐ-BYT ngày 03/03/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, trang 6-7)
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương Côn trùng Trung ương
Cơ cấu tổ chức của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương hiện tại có Ban giám đốc gồm Viện trưởng và 03 Phó Viện trưởng; các hội đồng khoa học của viện; 05 phòng chức năng, 06 khoa chuyên môn; đơn vị trực thuộc Viện gồm có Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Trường Cao đẳng y tế Đặng Văn Ngữ và Trung tâm phòng chống Côn trùng.
Các phòng chức năng gồm: Phòng Tổ chức cán bộ (bao gồm cả Bảo vệ chính
trị nội bộ); Phòng Hành chính - Quản trị; Phòng Kế hoạch tổng hợp (bao gồm cả Vật tư, thiết bị y tế); Phòng Tài chính kế toán; Phòng Khoa học và Đào tạo (bao gồm cả Hợp tác quốc tế và Công nghệ thông tin y tế).
C c hoa chuyên môn gồm: Khoa Dịch tễ; Khoa Nghiên cứu lâm sàng và thực
nghiệm; Khoa Ký sinh trùng; Khoa Côn trùng; Khoa Sinh học phân tử; Khoa Hóa thực nghiệm.
C c đơn vị trực thuộc gồm: Bệnh viện Đặng Văn Ngữ; Trường Cao đẳng Y tế
Đặng Văn Ngữ; Trung tâm Phòng chống côn trùng.
C c hội đồng hoa học gồm: Hội đồng Khoa học Công nghệ; Hội đồng Đạo
đức trong nghiên cứu Y-Sinh học; Hội đồng Đào tạo; Các Hội đồng khác của Viện được thành lập theo quyết định của Viện trưởng và hoạt động theo quy định của pháp luật. (Quyết định số 747/QĐ-BYT ngày 03/03/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương).
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương được thể hiện theo sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ƣơng Côn trùng Trung ƣơng
(Nguồn: Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương)
2.1.4. Đặc điểm quản lý tài chính của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương trùng Trung ương
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập, tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, chịu sự lãnh đạo về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế. Viện trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trong toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của viện và thực hiện công khai tài chính theo quy định.
2.1.4.1. Nguyên tắc quản lý tài chính
- Tất cả các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình hoạt động của viện phải tuân thủ theo Chế độ tài chính, kế toán hiện hành và Quy chế chi tiêu nội bộ của viện. Tất cả các khoản thu đều phải sử dụng mẫu hóa đơn, biên lai, phiếu thu do
VIỆN TRƢỞNG Phó Viện trưởng Phụ trách kinh tế Phó Viện trưởng Phụ trách chuyên môn Phòng K ế ho ạch T ổn g h ợp Phó Viện trưởng Phụ trách đào tạo - NCKH Phòng T ài ch ính K ế toán Phòng H ành chí n h Q u ản tr ị K hoa D ịch tễ Trư ờn g C Đ y t ế ĐVN K hoa Si nh h ọc Ph ân t ử K hoa Ký si nh t rùng K hoa ngh iên c ứu LS v à TN B ệnh vi ện Đ ặng V ăn N gữ K hoa Côn t rùng Phòng K hoa h ọc và đào tạ o Trung tâ m phòng ch ốn g cô n t rù ng Phòng T ổ ch ức Cá n b ộ K hoa Hóa t h ực n ghi ệm
viện phát hành theo quy định hiện hành của Nhà nước. Phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm thông báo công khai nội dung, mức thu trên cơ sở các quyết định áp dụng nội dung, mức thu cụ thể của Viện trưởng.
- Tất cả các khoản thu, chi phải được quản lý thống nhất và phải được thể hiện trên hệ thống sổ kế toán theo quy định của pháp luật, phải tuân thủ quy trình, thủ tục và phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, chi đúng và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật thuế, pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nghiêm cấm đơn vị, cá nhân tự đặt ra các khoản thu, chi hoặc cố tình để ngoài sổ kế toán và ngoài sự quản lý của viện.
- Tất cả các khoản chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của viện, các nội dung và chi khác không nằm trong quy chế chi tiêu nội bộ thì thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước và Quyết định của Viện trưởng.
- Các khoản chi phải có trong dự toán hoặc chủ trương của viện được Viện trưởng phê duyệt hoặc được người ủy quyền phê duyệt, không cho phép chi NSNN đối với các trường hợp tự ý thực hiện khi chưa có chủ trương được Viện trưởng, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Kết thúc nhiệm vụ, các khoản chi đã đủ điều kiện phải làm thủ tục chi, kết thúc năm ngân sách các khoản chi kế thúc năm ngân sách, các khoản chi phát sinh trước đó phải làm thủ tục thanh toán.
- Đảm bảo công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
2.1.4.2. Cơ chế quản lý tài chính
Cơ chế quản lý tài chính áp dụng tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới công tác kế toán. Cơ chế này thể hiện qua các thông tư, văn bản do nhà nước ban hành và các văn bản quy định của cơ quan chủ quản đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nói