1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu luận văn
2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng –
Côn trùng Trung ƣơng
2.3.1. Kết quả đạt được
Hệ thống kế toán của Viện đã được xây dựng đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, yêu cầu quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng cũng như đáp ứng được yêu cầu điều hành giám sát của lãnh đạo Viện trong thời gian vừa qua. Tổ chức kế toán tại Viện đã đạt được những kết quả sau:
- Về tổ chức bộ máy kế toán: nhiệm vụ của các thành viên trong phòng Tài chính kế toán đều đã được chính thức hóa bằng văn bản. Điều này tạo ra sự thuận lợi trong công tác quản lý công việc ở từng phần hành cũng như thực hiện việc phối kết hợp giữa các phần hành và cá nhân trong phòng kế toán. Viện có đội ngũ kế toán hoạt động thu - chi có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc. Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với mô hình, tổ chức và đặc điểm hoạt động của Viện, đáp ứng yêu cầu công việc.
- Về tổ chức chứng từ kế toán: Đã thực hiện đầy đủ và đúng những quy định về việc lập, luân chuyển và xử lý chứng từ. Các chứng từ được thiết kế theo mẫu quy định của nhà nước (Chứng từ bắt buộc) hoặc được thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động của Viện (Chứng từ hướng dẫn), phục vụ thuận lợi cho công tác ghi sổ của kế toán, trình tự luân chuyển chứng từ đảm bảo hợp lý đồng thời quá trình ghi chép chứng từ được kiểm soát chặt chẽ.
- Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Đã vận dụng, xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017. Các tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết phù hợp với đặc điểm các đối tượng kế toán phát sinh tại Viện, đảm bảo hạch toán được đủ, kịp thời tình hình hiện có cũng như biến động của các đối tượng kế toán khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế.
- Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và công tác kế toán tổng hợp: Viện sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung, đây là hình thức ghi sổ phù hợp với quy mô và trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán viên, phù hợp với đặc điểm hoạt động của Viện. Về cơ bản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều hạch toán kịp thời, đúng, đủ và phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành. Đội ngũ cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán bao gồm những thạc sĩ, cử nhân có trình độ, chuyên môn về kế toán nên hạn chế được những sai sót không đáng có.
- Về tổ chức BCTC, BCQT: Viện luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chính sách về quản lý tài chính. Kinh phí từ các nguồn thu được nhập vào tài khoản theo đúng quy định; các nguồn thu được sử dụng phân bổ hợp lý, mỗi nguồn thu là một loại quỹ riêng đảm bảo chi đúng mục tài chính. Viện luôn thực hiện công tác chống tham nhũng, tiết kiệm chi tiêu, các nghĩa vụ về khấu hao TSCĐ, các loại thuế nộp Nhà nước được chấp hành đúng quy định được thể hiện trong các báo cáo quyết toán và báo cáo kiểm toán, thanh tra Bộ Y tế, thanh tra thuế xác nhận hàng năm.
- Về tổ chức kiểm tra kế toán: Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính của Viện được chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch và theo đúng quy định. Các nguồn tài chính của Viện đều hợp pháp, được sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Viện.
2.3.2. Hạn chế
Cùng với những kết quả đạt được tổ chức kế toán tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện hơn:
- Về tổ chức chứng từ kế toán Viện đã tuân thủ theo chế độ chứng từ bắt buộc của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như sau:
+ Công tác kiểm tra lại chứng từ chưa được thường xuyên. Nhất là khâu kiểm tra chữ kí; dấu, ngày tháng năm còn thiếu.
+ Công tác lưu trữ chứng từ chưa được tốt;
+ Việc luân chuyển và xử lý chứng từ chưa được nhanh chóng, thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu của người thanh toán.
- Về tổ chức tài khoản kế toán: Các TK 531, 154, TK 632 đã mở chi tiết theo dõi chi dịch vụ của từng hoạt động tuy nhiên việc mở tài khoản chi tiết còn tự phát chưa có sự đồng nhất.
- Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và công tác kế toán tổng hợp: Khi rút dự toán chuyển vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để trả lương cho cán bộ, viên chức trong viện, kế toán đã không hạch toán qua tài khoản tiền gửi ngân hàng. Cụ thể:
+ Khi rút dự toán ngân sách kế toán thanh toán ghi tăng Tài khoản phải trả người lao động TK 334 và ghi giảm Tài khoản Thu hoạt động do NSNN cấp TK 511 đồng thời ghi giảm Tài khoản dự toán chi thường xuyên 00821. Sau đó kế toán lương chuyển quyết toán sẽ hạch toán ghi tăng tại tài khoản chi phí hoạt động thường xuyên TK 6111 và ghi giảm Tài khoản phải trả người lao động TK 334.
Kế toán chỉ lưu sổ phụ ngân hàng và không mở sổ theo dõi trên phần mềm kế toán.
+ Từ đầu năm kế toán không xác định ngay số phải thu học phí sinh viên, nghiên cứu sinh chỉ ghi nhận doanh thu khi thu được các khoản học phí. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi số thu học phí do thời gian thu thường kéo dài và không thu được ngay bằng tiền mặt.
+ Đối với hoạt động khám chữa bệnh BHYT thực tế tại đơn vị khó khăn lớn nhất chính là vấn đề thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Theo cách tính như hiện nay, giao dự toán, áp trần... là những nội dung rất khó khăn, đơn vị phải làm giải trình, thủ tục giấy tờ vô cùng phức tạp dẫn đến tình trạng thẩm định BHYT không đúng thời gian ghi nhận doanh thu. Doanh thu đã ghi nhận năm nay nhưng đến năm sau BHXH mới thẩm định chi phí. Đối với phần chi phí không được chấp nhận thanh toán sẽ phải ghi giảm doanh thu năm trước vào năm nay (ghi tăng TK 531 và ghi giảm TK 131). Ngoài ra, Việc Quỹ khám chữa bệnh BHYT được sử dụng nhưng đơn vị lại không được thông báo trước, chỉ khi quyết toán mới được biết. Như vậy đơn vị sẽ không thể chủ động điều tiết việc sử dụng để hạn chế tình trạng vượt quỹ.
- Về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán: các báo cáo tài chính lập ra chỉ với mục đích nộp cho các đơn vị chủ quản là Bộ Y tế, Bộ tài chính mà chưa xây dựng các báo cáo nội bộ phục vụ kiểm tra và kiểm soát nội bộ trong đơn vị cũng như cung cấp thông tin phục vụ cho công tác kế toán tại Viện.
- Về tổ chức kiểm tra kế toán: Hiện nay, hoạt động tổ chức kiểm tra kế toán tại Viện chưa được quan tâm chú trọng. Ban kiểm soát nội bộ hoạt động chưa có hiệu
quả chỉ mới dừng ở việc kiểm tra, giám sát chuyên môn vào cuối năm tài chính. Vì vậy, công tác kiểm tra kế toán không được đảm bảo thường xuyên, kịp thời.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế việc quản lý tài chính của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và cả những nguyên nhân khách quan. Các nguyên nhân này được nhìn nhận như sau:
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Các văn bản pháp quy của Nhà nước hàng năm thay đổi nhiều nên phải thường xuyên cập nhập văn bản và nâng cấp phần mềm để phù hợp với chế độ báo cáo tài chính.
- Do sự hạn chế về đội ngũ cả số lượng lẫn chất lượng nhân viên phòng tài chính kế toán, khối lượng công việc nhiều nên công tác kiểm tra kiểm soát, giám sát việc thực hiện dự toán đối với nhiệm vụ chuyên môn thực hiện tại thực địa và địa phương còn chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, việc phân công công việc trong bộ máy quản lý tài chính của đơn vị chưa thực sự hợp lý, khoa học, một số cán bộ quản lý tài chính còn thụ động, chưa chú trọng và dành thời gian để tìm hiểu, học tập chuyên môn và cập nhập các chính sách mới, công tác tự kiểm tra tài chính kế toán một số bộ phận chưa được quan tâm đúng mức nên đôi khi việc thực hiện kỷ luật tài chính còn chưa nghiêm. Cán bộ làm công tác quản lý tài chính một số chưa được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán, do đó hạn chế trong công tác quản lý, điều hành.
- Công tác dự toán tài chính của đơn vị thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, dự toán vẫn chủ yếu do phòng Tài chính kế toán của Viện lập, do vậy không tính toán đầy đủ và phản ánh hết các công việc của các bộ phận, thiếu chính xác.
- Chưa có ý thức tiết kiệm trong thực hiện các khoản chi, sử dụng tài sản chung của một số bộ phận, cá nhân khiến cho chi phí sửa chữa, duy tu tài sản tăng.
- Ban kiểm soát tài chính nội bộ của phòng tài chính kế toán chưa phát huy hiệu quả tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình quản lý tài chính của Viện.
- Tính chủ động sáng tạo của một số bộ phận cán bộ viên chức còn có nhiều hạn chế trong vấn đề tự chủ tài chính, cụ thể là công tác tạo nguồn thu. Các hoạt động dịch vụ đem lại nguồn thu cho Viện cũng chưa mang lại hiệu quả cao do chưa
tận dụng được công suất sử dụng hệ thống cơ sở vật chất.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Một số chế độ định mức chi tiêu do Nhà nước quy định còn chậm được sửa đổi, thiếu tính đồng bộ, thiếu nội dung chi đặc thù và không phù hợp với tình hình thực tiễn, gây khó khăn cho Viện khi thực hiện. Để có thể thực hiện được, thậm chí không còn cách nào khác một số định mức chi đặc thù trong thông tư không có phải áp dụng định mức chi tương đương với những nhiệm vụ chuyên môn tương tự cho phù hợp.
- Giao dự toán chi chương trình mục tiêu hàng năm thường rất chậm (tháng 6 hoặc tháng 7) nên gây rất nhiều khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ chuyên môn, trong khi đặc thù mùa muỗi sốt rét truyền bệnh là tháng 3 và tháng 4 thì lúc đó chưa có kinh phí để triển khai thực hiện. Do vậy khối lượng công việc thường dồn vào cuối năm gây sức ép lên công tác quản lý tài chính và quyết toán kinh phí nên cũng không tránh khỏi những sai sót vào cuối năm.
- Một số đề tài nghiên cứu khoa học bị kéo dài do thực trạng tại những thời điểm khác nhau do không đủ bệnh nhân nghiên cứu, đặc thù của sốt rét là theo mùa truyền bệnh; số bệnh nhân không ổn định do mùa sốt rét nên việc chi cho nghiệp vụ chuyên môn (thuốc, hóa chất) còn bị động; kinh phí cấp từ nhà tài trợ còn chậm, nhiều hoạt động chỉ cấp tạm ứng 50% nên cũng gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện và quyết toán sớm nguồn kinh phí.
- Đặc thù nhu cầu sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế của khoa khám bệnh chuyên ngành không nhiều, số lượng bệnh nhân tới khám ít và không ổn định trong năm nên việc tính lượng hóa chất xét nghiệm trên 1 bệnh nhân là rất khó (một bệnh nhân cũng phải dùng một lượng hóa chất xét nghiệm bằng 10 bệnh nhân) và do đó việc tập hợp lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế đủ để thực hiện đấu thầu cũng hết sức khó khăn.
- Do đặc thù chuyên môn của Viện chủ yếu đi công tác lưu động ở vùng sâu, vùng xa nên việc thanh toán công tác phí, các chi phí thuê mướn, xăng xe, thuê xe tại thực địa phải sử dụng bằng tiền mặt, mặt khác do công việc có nhiều đột xuất về chống dịch sốt rét nên đôi lúc quỹ tiền mặt còn tồn nhiều để đáp ứng những nhu cầu đột xuất cho công tác chuyên môn.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2, dựa trên cơ sở khảo sát thực tế tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, tác giả đã đi từ tổng quan trong đó nêu đặc điểm hoạt động của Viện, đặc điểm tổ chức quản lý, cơ chế quản lý tài chính. Tiếp theo, tác giả đi sâu vào phản ánh nội dung của tổ chức kế toán: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng công tác kế toán về những ưu điểm, những tồn tại trong công tác kế toán, nguyên nhân của những tồn tại đó.
Với nội dung trên, chương 2 chính là nền tảng cơ sở của chương 3 để tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.
Chƣơng 3
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TẠI VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG TRUNG ƢƠNG 3.1. Định hƣớng phát triển và yêu cầu hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng
3.1.1. Định hướng phát triển của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương Trung ương
3.1.1.1. Định hướng lĩnh vực hoạt động
* Phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét
- Tiếp tục tham mưu Lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường đầu tư, thực hiện biện pháp phòng chống và loại trừ sốt rét nhằm đạt được các chỉ tiêu về loại trừ sốt rét theo lộ trình vào năm 2025.
- Giám sát, chỉ đạo tuyến các tỉnh khu vực miền Bắc thực hiện các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét; phòng chống muỗi sốt rét và muỗi sốt xuất huyết; giám sát hoạt động chẩn đoán, điều trị sốt rét; quản lý và sử dụng thuốc, vật tư, hóa chất phòng chống và loại trừ sốt rét.
* Phòng chống ký sinh trùng
- Giám sát, chỉ đạo triển khai kế hoạch phòng chống ký sinh trùng giai đoạn 2021 - 2025 trên phạm vi toàn quốc.
- Mở rộng phạm vi hoạt động tẩy giun cho học sinh tiểu học. Mở rộng mô hình phòng chống giun truyền qua đất cho trẻ em và phụ nữ ở tuổi sinh sản. Phòng chống làm giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm các bệnh sán truyền qua thức ăn tại các vùng dịch tễ.
* Phòng chống côn trùng truyền bệnh
- Giám sát phát hiện kịp thời sự biến đổi của các quần thể muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và các côn trùng truyền bệnh mới nổi.
- Đánh giá độ nhạy cảm của muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, các loại côn trùng gây bệnh gây hại khác đối với một số hóa chất diệt.
* Nghiên cứu khoa học
- Thực hiện đảm bảo tiến độ, có chất lượng chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ giai đoạn 2021 - 2025. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, tập
trung đàu tư cho các đề tài nghiên cứu khoa học có các sản phẩm khoa học công nghệ cụ thể.
- Nghiên cứu các giải pháp và quy trình kỹ thuật để phòng, chống có hiệu quả các bệnh sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền và phòng chống các bệnh ký sinh trùng mới nổi, tái nổi.
* Đào tạo.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ.
- Hoàn thiện bộ giáo trình giảng dạy của chương trình đào tạo tiến sỹ, chương trình đào tạo cao đẳng xét nghiệm, dược, điều dưỡng và chương trình đào tạo liên tục.