7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các hoạt động nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong doanh
1.3.2. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, khả năng thuộc một nghề, một chuyên môn nhất định để nhân viên thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình.
Đào tạo giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, bởi nó tạo ra những cơ hội cho nhân viên của doanh nghiệp được học tập. Với việc học tập liên tục sẽ làm biến đổi hành vi của nguồn nhân lực biểu hiện với các kết quả là có kiến thức, có kỹ năng, có năng lực cá nhân tốt hơn, phù hợp với nhu cầu thực tại. Khi được đào tạo nhân viên sẽ nhanh chóng nắm bắt được kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để mang lại năng suất cao, tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực kế cận cho sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp. Đào tạo hướng tới mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ lao động của người lao động, qua đó giúp tổ chức sử dụng tối đa nguồn lực hiện có nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra trong hiện tại cũng như tương lai của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đào tạo cần chú ý: Đào tạo cần phải hướng vào các mục tiêu của doanh nghiệp, phải xuất phát từ nhu cầu đào tạo, đào tạo phải gắn với sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo, việc tổ chức quá trình đào tạo phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và công tác của doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo phải mang tính khả thi, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo.
- Đào tạo mới khi bắt đầu nhận việc: Khi bắt đầu nhận việc, phần lớn nguồn nhân lực chưa quen với công việc, vì vậy, việc đào tạo sẽ giúp họ quen với công việc, nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất-kinh doanh giúp nhân lực mới có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc tại công ty, đồng thời nhân lực mới cũng được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đào tạo trong khi làm việc: Hình thức đào tạo này giúp nguồn nhân lực khắc phục các thiếu sót về kiến thức và kỹ năng để hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao ứng với chức danh công việc đảm nhận, cùng với đó nguồn nhân lực cũng lĩnh hội được các kiến thức kỹ năng mới đặt ra do sự thay đổi của kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu mới của doanh nghiệp. Các hình thức đào tạo thường áp dụng trong trường hợp này bao gồm:
+ Chỉ dẫn trong công việc
+ Tổ chức các lớp về đào tạo lại kiến thức và kỹ năng cho nhân lực tại doanh nghiệp.
+ Gửi người lao động đi học tập tại các lớp chuyên sâu phục vụ cho công việc.
- Đào tạo cho công việc tương lai: việc đào tạo này chủ yếu phục vụ cho các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp hoặc của người lao động trong tương lai. Đào tạo cho công việc tương lai thường có 2 dạng chính:
+ Đào tạo phục vụ cho mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp: nguồn nhân lực sẽ được cũng cấp những kiến thức kỹ năng mà trong tương lai mà họ cần phải có hoặc hiện tại họ cần phải có thì doanh nghiêm mới thực hiện được mục tiêu đặt ra trong tương lai.
+Đào tạo phục vụ cho mục tiêu phát triển trong tương lai của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ lựa chọn và đào tạo cho nguồn nhân lực có năng lực, phẩm chất tốt, những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nguồn nhân lực đó trong tương lai có thể giữ vị trí quan trọng hơn, phù hợp với nguyện vọng của họ.
1.3.3. Hoạt động bố trí, sắp xếp lao động hợp lý
Sắp xếp, bố trí ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc, hiệu quả làm việc. Để sắp xếp, bố trí lao động hợp lý giúp nâng cao chất lượng NNL, doanh nghiệp cần căn cứ vào năng lực của người lao động thông qua kết quả thực hiện công việc của người đó, dựa trên việc phân tích công việc thông qua Bản mô tả công việc, Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc và Bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Sắp xếp, bố trí lao động hợp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nâng cao chất lượng NNL. Nó giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc, bố trí đúng người đúng việc giúp người lao động phát huy tối đa kiến thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của mình một cách toàn diện, hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao, phát huy được điểm mạnh của bản thân, có động lực lao động. Doanh nghiệp cũng tránh được các thiệt hại như: năng suất lao dộng kém, tai nạn lao động, người lao động bỏ việc, chán nản, chống đối khi làm việc…
Có nhiều cách để sắp xếp bố trí công việc được hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng NNL trong doanh nghiệp:
- Người lao động được tuyển dụng cho vị trí công việc còn trống. Trong trường hợp này, ứng viên có nhu cầu làm việc tại vị trí cần tuyển dụng nên các kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm của họ đã thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của những vị trí công việc này do đó chỉ việc sắp xếp, bố trí họ vào vị trí dự định tuyển chọn.
- Người lao động làm công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn:Mức độ phù hợp giữa người lao động và công việc là vô cùng quan trọng. Nếu chất lượng, hiệu quả làm việc của người đó không cao thì tổ chức cần bố trí người đó sang làm công việc khác phù hợp với trình độ, sở trường. Nếu chất lượng, hiệu quả công việc không bị ảnh hưởng có thể để người đó tiếp tục làm công việc đó nhưng cần đưa đi đào tạo, nâng cao tay nghề thêm để nâng cao chất lượng làm việc.
- Người lao động được chuyển từ cơ quan khác đến theo điều động hoặc sát nhập cơ quan, tổ chức: Cần tìm hiểu các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của họ và so sánh với các tiêu chuẩn các chức danh công việc, các yêu cầu của các chức danh công việc có thể bố trí được lao động để xác định xem chức danh công việc nào là phù hợp nhất với người lao động đó, từ đó, bố trí họ vào công việc thích hợp.
1.3.4. Chính sách tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, kỷ luật
Chính sách đãi ngộ nhân lực nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để người lao động có thể hoàn thành tốt công việc được giao góp phần hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Đãi ngộ nguồn nhân lực giúp tái sản xuất, nâng cao sức lao động, giữ chân và thu hút nhân lực có năng lực cho doanh nghiệp. Chế độ đãi ngộ tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ chân được những nhân lực có tay nghề, chuyên môn cao trong công việc, gắn bó với doanh nghiệp và cũng thu hút nhân tài từ bên ngoài về cống hiến cho doanh nghiệp. Hơn nữa, chính sách đãi ngộ tốt tạo động lực cho người lao động nỗ lực tự hoàn thiện năng lực cá nhân, nhu cầu của người lao động luôn vận động, phát sinh và không ngừng phát triển trong quá trình lao động, chính sách đãi ngộ sẽ kích thích động cơ hành động của người lao động phát huy tốt năng lực của mình.
Đãi ngộ tài chính được thể hiện thông qua tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi xã hội, kỷ luật lao động.
Lương hay còn gọi là thù lao lao động là tất cả các khoản mà người lao động nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn của họ với doanh nghiệp. Lương bao gồm lương cơ bản, thưởng và các phúc lợi.
Mục tiêu chính của thù lao lao động là thu hút được những người lao động giỏi phù hợp với yêu cầu của tổ chức, giữ gìn và động viên họ thực hiện tốt công việc. Các doanh nghiệp trả thù lao càng cao thì càng có khả năng thu hút, giữ chân được những người lao động giỏi. Thù lao lao động tỷ lệ thuận với kết quả lao động của tổ chức. Khi sự hài lòng về công việc tăng; giờ công,
ngày công lãng phí giảm. Người lao động cũng gắn bó với tổ chức hơn, thuyên chuyển lao động giảm, năng suất tăng đồng nghĩa với tăng chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động của tổ chức. Vì vậy, hệ thống thù lao lao động cần phải đảm bảo đúng pháp luật, thỏa đáng, công bằng, giúp kích thích và tạo động lực làm việc.
Mọi người lao động đều mong muốn được lãnh đạo và tổ chức ghi nhận khi hoàn thành tốt công việc được giao hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc đem lại những lợi ích về kinh tế hoặc lợi ích về uy tín, hình ảnh đối với khách hàng cho tổ chức. Nếu doanh nghiệp kịp thời có những hình thức khen thưởng xứng đáng sẽ khiến người lao động cảm thấy thỏa mãn, công bằng với những gì họ cống hiến cho tổ chức. Đồng thời, việc khên thưởng này còn có tác dụng tích cực với những người khác trong tổ chức, khuyến khích họ hoàn thiện sự thực hiện công việc hơn, năng suất lao động cao hơn. Do đó, chính sách khen thưởng của tổ chức phải đúng đắn và hợp lý, phong phú với nhiều hình thức thưởng sẽ góp phần cải thiện chất lượng NNL trong doanh nghiệp.
Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà doanh nghiệp xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Kỷ luật lao động khiến người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thông thường và có quy củ. Theo Luật lao động, kỷ luật lao động được hiện trong nội quy lao động, không được trái pháp luật lao động và pháp luật khác và phải được thể hiện trong nội quy lao động bằng văn bản với các tổ chức có từ 10 người trở lên. Như vậy, một doanh nghiệp có Nội quy làm việc đầy đủ, cụ thể, hợp pháp sẽ quy định rõ ràng về trách nhiệm của người lao động trong công việc, vừa răn đe họ phải tiến hành công việc theo đúng yêu cầu, chỉ dẫn.