7. Kết cấu của luận văn
1.5. Kinh nghiệm n ngco chất lƣợng nguồn nhn lực c một số do nh
1.5.2. Bài học rút ra cho Công ty cổ phầnVinafor
Từ những kinh nghiệm của các doanh nghiệp ở trên, cộng với tình hình thực tiễn của Công ty cổ phần Vinafor, tác giả xin được đề xuất đưa ra các bài học kinh nghiệm rút ra như sau:
Thứ nhất, nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của nâng cao chất lượng NNL nói chung, NNL ngành lâm nghiệp nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội để có những cơ chế chính sách, chiến lược phát triển nhân tài, nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp.
Thứ hai, coi trọng giáo dục – đào tạo phải đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng NNL nói chung, NNL ngành lâm nghiệp nói riêng. Việc đào tạo để nâng cao chuyên môn, tay nghề cho NNL luôn được quan tâm và tạo điều kiện cho NNL học tập, phát triển kỹ năng nghề cũng như phát triển NNL cho các DN. Do vậy, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với cơ sở đào tạo ngành lâm nghiệp theo mô hình nhà trường – doanh nghiệp, gắn lý thuyết với thực hành. Đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường trong nước và các trường tiên tiến nước ngoài có nền công nghiệp phát triển.
Thứ ba, có chính sách để thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao thông qua sử dụng, đãi ngộ về vật chất và tinh thần, môi trường và điều kiện làm việc để họ phát huy khả năng cống hiến cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cuộc tiếp xúc và đàm phán thương mại sẽ tạo cơ hội cho NNL học tập, hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế nhằm nâng cao năng lực và khả năng ứng xử, giải quyết tình huống có thể xảy ra. Đặc biệt là sự hiểu biết pháp luật để có thể vận dụng trong các tranh chấp thương mại quốc tế.
Thứ tư, về an toàn bảo hộ lao động: do đặc thù hoạt động của ngành mà công ty phải luôn chú trọng đến công tác an toàn, bảo hộ lao động, hạn chế tối đa các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đề người lao động yên tâm công tác.
Thứ năm, về hoạt động đào tạo: việc đào tạo phải gắn với nhu cầu đào tạo và việc sử dụng nhân lực sau đào tạo như thế nào, hướng đến việc thực
hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, đào tạo phải đúng người, đúng việc. Từ những kinh nghiệm trên, Công ty cổ phần Vinafor cần rút ra bài học cho mình để có những thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế để làm tốt hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty của mình, qua đó xây dựng được đội ngũ nhân sự đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng phục vụ mục tiêu của Công ty.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã phân tích các quan niệm về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các tiêu chí nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: thể lực, tâm lực, trí lực người lao động và hợp lý cơ cấu nguồn nhân lực; Nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp đó là các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp…
Để không ngừng nâng cao CLNNL trong doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ đào tạo ban đầu đến tuyển dụng, bố trí, sử dụng hợp lý và thực hiện một cách khoa học các khâu: đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng NNL được phân tích, trình bày ở Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để xem xét, đối chiếu với thực trạng nâng cao chất lượng NNL trong điều kiện hiện nay, cùng với dự báo tình hình thời gian tới để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng NNL trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR