Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty lâm nghiệp việt nam công ty cổ phần vinafor (Trang 38 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

1.4.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp

.4. . . Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh khác nhau vì vậy cần có NNL với những yêu cầu về chất lượng khác nhau. Ngành gia công may mặc chỉ yêu cầu công nhân là lao động phổ thông, có sức khỏe, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm túc nội quy lao động nhưng ngành công nghệ thông tin lại cần các kỹ sư công nghệ được đào tạo chuyên môn bài bản, có khả năng sáng tạo cao, có khẳ năng dẻo dai của hệ thần kinh để làm việc trong môi trường căng thẳng kéo dài,… Trong chiến lược, kế hoạch sử dụng nhân lực, các doanh nghiệp cần bám sát vào đặc thù ngành nghề, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp để đặt ra những yêu cầu về chất lượng phù hợp. Đây sẽ là gốc để nâng cao CLNNL của doanh nghiệp.

.4. . . Quan điểm lãnh đạo và chính sách nhân sự của Công ty

Lãnh đạo doanh nghiệp là người đề ra các chủ trương, chính sách, mục tiêu cho tổ chức. Những quan điểm, nhận thức của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ tác động tới hệ thống chính sách, góp phần xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, từ đó thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc cho doanh nghiệp.

Các lãnh đạo công ty cũng phải chú trọng vào những chính sách đầu tư, khuyến khích thích đáng cho nguồn nhân lực Công ty. Những chính sách nhân sự cũng luôn được quan tâm và đảm bảo đem lại những giá trị tốt cho đội ngũ nhân lực. Các công ty luôn xây dựng các chính sách nhân sự và chế độ đãi ngộ nguồn nhân lực dựa trên Luật lao động được ban hành bởi nhà nước, tùy vào từng vị trí và tính chất nghề nghiệp mà các nhân sự trong doanh nghiệp mà có các chế độ khác nhau và luôn đảm bảo phù hợp, công bằng. Các chính sách đào tạo, thù lao tiền lương và các chế độ chăm sóc sức sức khỏe, bảo hiểm …luôn được các nhà quản trị sẽ quan tâm, ưu tiên thực hiện, tất cả vì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực và đạt được những thành tựu cũng như hoàn thành mục tiêu kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, đem lại phát triển kinh tế.

1.4.1.3. Giáo dục và đào tạo

Chất lượng giáo dục đào tạo tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế của các tổ chức doanh nghiệp. Giáo dục đào tạo là cơ sở, là nền tảng trong sức mạnh cải cách hiện đại hóa để phát triển công nghiệp. Cùng với sự phát triển của hợp tác và cạnh tranh quốc tế công nghệ tiên tiến và những áp lực kinh tế xã hội nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên trong các tổ chức tăng nhanh. Đào tạo được xem như là một yếu tố cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nhân lực nói chung và của ngành môi trường nói riêng, nhưng giờ đây chất lượng nhân lực đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của ngành kinh tế trên thế giới. Thực tế đã chứng minh rằng đầu tư và nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn và có tính chất quyết định góp phần cùng các nguồn lực khác phát triển nhanh và bền vững các mục tiêu kinh tế xã hội. Đó là lý do vì sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của các nước phát triển đều chú trọng quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo nhân lực, Nhật Bản là đất nước không có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhưng họ đã dùng trí tuệ con người để tạo ra một tiềm lực kinh tế phát triển mạnh trên thế giới điều đó cho thấy sự cần thiết và quan trọng trong việc trọng tâm thu hút nhân

tài của mỗi Đất nước. Qua đó ta thấy việc bồi dưỡng nâng cao cao chất lượng nhân lực có vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy giáo dục được hiểu là các hoạt động nhằm lĩnh hội kiến thức để con người hiểu biết toàn diện hơn về mọi mặt trong cuộc sống. Đào tạo là hoạt động học tập trang bị cho con người có thêm kiến thức về mọi mặt để chuẩn bị cho con người hành trang kiến thức toàn diện và sâu hơn theo luật giáo dục Việt Nam: mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về tâm, thể, trí, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

1.4.1.4. Tuyển chọn nhân lực

Công tác tuyển dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Tuyển dụng ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như việc đánh giá sự thực hiện, công việc công tác trả thù lao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các mối quan hệ lao động. Tuyển dụng còn là khâu ảnh hưởng rất lớn đến bố trí và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Sử dụng nguồn nhân lực phản ánh mặt chất của chất lượng nguồn nhân lực.

Với số dân trong độ tuổi lao động tương đối cao Việt Nam đang được coi là thời kỳ có dân số vàng- điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên quan tâm tuyển dụng chủ yếu quan tâm đến trình độ đào tạo, nơi đào tạo, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo mà ít quan tâm đến khả năng giải quyết công việc kỹ năng và những tiềm năng còn ẩn chứa của NNL. Đặc biệt hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực còn bị chi phối nhiều từ các mối quan hệ xã hội khác. Về hình thức nhiều doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng rộng rãi và công khai hoạt động tuyển dụng trên mọi phương tiện nhưng ít doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng không công khai và ảnh hưởng từ mối quan hệ hành chính về họ hàng thân quen gia đình làm ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng và chất lượng NNL trong doanh nghiệp.

Nếu công tác tuyển dụng thực sự quan tâm đến chất lượng tuyển dụng để tìm một nhân lực có chất lượng các doanh nghiệp cần đưa ra các tiêu chí yêu cầu của công việc để ứng viên xem xét sự phù hợp và khả năng đáp ứng. Việt Nam có lợi thế về tỉ lệ đực lượng lao động cao là điều kiện thuận lợi cho các ngành tuyển dụng nhân lực doanh nghiệp có cơ hội tìm được nguồn nhân lực giỏi hơn khi nhiều người tham gia có trình độ học vấn và trình độ đào tạo cao hơn và ít phải đào tạo tạo và đào tạo lại, sự sắp xếp và bố trí nguồn nhân lực trong công việc dễ dàng hơn ít thay đổi hơn và nguồn nhân lực giải thích nghi với điều kiện làm việc hơn.

.4. .5. Điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi

Điều kiện làm việc là yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên là bản thân công việc gồm ánh sáng, tiếng ồn, nội dung độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe nguồn nhân lực. Các yếu tố ngoài bản thân công việc quy mô và trình độ trang bị kỹ thuật, máy móc công nghệ khả năng, chi trả thù lao lao động ảnh so với mức thù lao trung bình trên thị trường và triết lý hoạt động của doanh nghiệp doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn hay không. Đây là các yếu tố liên quan đến điều kiện làm việc của nguồn nhân lực.

1.4.1.6. Thù lao cho nguồn nhân lực

Thù lao có ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn công việc, tình hình thực hiện công việc, chất lượng SP, hiệu quả hoạt động của DN. Thù lao hấp dẫn giúp thu hút NNL giỏi, đáp ứng được yêu cầu công việc, tạo động lực cho NNL hoàn thành công việc với hiệu quả cao. Thù lao gồm thù lao cơ bản, các khuyến khích và các phúc lợi. Tiền công hay tiền lương là khoản thù lao cố định NNL nhận được thường kỳ trong DN. Các khuyến khích là khoản thù lao ngoài tiền công hay tiền lương để động viên NNL làm tốt hơn. Các phúc lợi là phần thù lao gián tiếp trả cho NNL dưới dạng các hỗ trợ như lương hưu, bảo hiểm, các chương trình nghỉ ngơi giải trí... Ngoài ra, thù lao phi tài chính gồm mức độ hấp dẫn của công việc, yêu cầu và trách nhiệm khi thực hiện công việc, tính ổn định hay mức độ thách thức của công việc, cơ hộithăngtiến, điều

kiện làm việc, chính sách và lịch làm việc, bầu không khí nơi làm việc ... đều là sự đãi ngộ của DN với NNL.

Văn hóa không được thể hiện dưới dạng hữu hình của vật chất nhưng tất cả các vật chất hãy thể hiện và biểu hiện khía cạn. Văn hóa rất khó gọi thành tên cụ thể văn hóa là gì. Văn hóa chính là giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, tổ chức là các quan niệm thể hiện ra trong các thói quen sinh hoạt và suy nghĩ, nó chi phối hành vi và tình cảm của con người. Doanh nghiệp là tập hợp nhiều người nên văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm trong hành vi ứng xử của con người trong tổ chức và với các đối tượng hữu quan là hệ thống các giá trị được con người xây dựng gìn giữ và tôn thờ chia sẻ và tạo thành mối quan hệ chặt chẽ khăng khít. Trong các hành vi ứng xử văn hóa doanh nghiệp cần thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là dấu hiệu phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác khuôn khổ mà trong đó doanh nghiệp thực hiện các hành vi và tạo nên cái riêng nét truyền thống của doanh nghiệp.

Với hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản là người lao động làm việc suốt đời cho một doanh nghiệp và họ gìn giữ văn hóa doanh nghiệp theo kiểu gia đình. Văn hóa kiểu Nhật tạo ra không khí làm việc đầm ấm các thành viên trong doanh nghiệp, thân thiết với nhau, quan tâm chu đáo từ các cấp quản trị đến từng nhân viên cho dù họ ở công ty nào. Vì trung thành và gắn bó với một tổ chức nguồn nhân lực luôn được tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển bản thân.

Dưới góc độ quản trị, doanh nghiệp cần quan văn hóa doanh nghiệp là một chế tài áp dụng khi có những vi phạm về văn hóa làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thương hiệu, uy tín hay hình ảnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp của vị thế và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, bất kỳ doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố

văn hóa ngôn ngữ tư liệu thông tin nói chung được gọi là tri thức văn hóa chỉ doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty lâm nghiệp việt nam công ty cổ phần vinafor (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)