Hợp lý hóa cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty lâm nghiệp việt nam công ty cổ phần vinafor (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực tại trụ sở ca Công ty cổ

2.2.4. Hợp lý hóa cơ cấu nguồn nhân lực

Công tác bố trí và sử dụng lao động là công tác được tiến hành thường xuyên, trong đó, chủ yếu tập trung vào việc đánh giá tình hình sử dụng phân công và bố trí nguồn nhân lực trong công ty. Sắp xếp, bố trí lao động hợp lý là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng NNL. Nguồn lao động được bố trí đúng người đúng việc, số lượng nhân lực phù hợp với khối lượng công việc tạo ra hiệu quả, năng suất lao động cao. Bên cạnh đó các cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ tạo động lực phấn đấu cho người lao động. Công ty Cổ phần Vinafor việc bố trí nhân sự được thực hiện theo nguyên tắc sau: dựa vào tính cách, giới tính, lứa tuổi, nguyện vọng của từng người để phân công công việc vào đúng khả năng, chuyên môn để người lao động phát huy tốt sở trường, khắc phục sở đoản của mình. Công ty luôn đề cao sự sáng tạo trong công việc, ghi nhận và khuyến khích những đóng góp của nhân viên trong quá trình làm việc, từ đó tạo niềm tin, sự khích lệ để người lao động cố gắng tự hoàn thiện mình hơn nữa.

Khi sắp xếp, bố trí lao động, công ty luôn chú trọng ba vấn đề: Thứ nhất, bố trí đúng người, đúng việc để người lao động vận dụng tốt kiến thức,

kỹ năng, kinh nghiệm của mình trong công việc, phát huy được năng lực của bản thân, cân bằng tỷ lệ giới tính để tạo sự hài hòa, xây dựng môi trường bình đẳng. Thứ hai, quan tâm tới điều kiện làm việc, văn hóa công ty tốt nhất để người lao động an tâm công tác và gắn bó lâu dài. Thứ ba, đem đến những cơ hội thăng tiến trong tương lai để thu hút và giữ chân những người lao động giỏi. Quan điểm trên thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của công ty đối với việc nâng cao chất lượng NNL, tạo động lực làm việc và thể hiện sự đãi ngộ đối với những lao động giỏi, chất lượng.

Công ty xây dựng cho mình bộ hồ sơ năng năng lực nhân viên tương đối hoàn chỉnh, đây là cơ sở để thực hiện các chính sách nhân sự trong công ty. Do đó, việc bố trí sử dụng lao động luôn được thực hiện công khai, minh bạch, dễ dàng nhận được sự đồng thuận của toàn thể CBCNV.

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng c a ngƣời l o động về sự bố trí nhân lực c a công ty Đơn vị: % Mức độ hài lòng Tỷ lệ Rất hài lòng 19,3 Hài lòng 53,75 Ít phù hợp 11,9 Không phù hợp 4,2

(Nguồn: khảo sát của tác giả)

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, trên 80% đồng ý với việc bố trí nhân lực phù hợp với năng lực chuyên môn, cụ thể: 53,75% hài lòng và 19,3% rất hài lòng về công việc được bố trí, 11,9% ít phù hợp và 4,2% cảm thấy chưa phù hợp và cần thay đổi. Trong đó, 4,2% cảm thấy chưa phù hợp và cần phải thay đổi chủ yếu là lao động trẻ từ 21-30 tuổi. Qua số liệu trên có thể thấy: việc sắp xếp bố trí lao động trong công ty là tương đối hợp lý, đúng người đúng việc, cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Về cơ bản công ty có tỷ lệ người lao động được bố trí sử dụng hợp lý, đúng người, đúng việc, đúng chuyên ngành đào tạo là khá cao, từ đó phát huy hết năng lực của họ. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với yêu cầu công việc đòi hỏi người lao động phải tiếp tục học tập nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp.

2.3. Phân tích các hoạt động đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực c a Công ty Cổ phần Vinafor

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty lâm nghiệp việt nam công ty cổ phần vinafor (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)