Cà phê Việt đã được xuất khẩu sang 80 quốc gia trên toàn thế giới ( Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn). Các doanh nghiệp cà phê phía Việt Nam đều xuất khẩu hàng trực tiếp qua phương thức truyền thống, ký hợp đồng bán hàng cho khách hàng, nhưng giá cả thực tế chỉ được hai bên thống nhất vào thời điểm giao hàng. Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, các doanh nghiệp cũng sáng tạo đa dạng hình thức xuất khẩu hơn, như việc buôn bán, đăng tải thông tin sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, …, buôn bán bằng các hợp đồng tương lai ( hợp đồng thỏa thuận về việc mua hay bán một lượng hàng hóa nào đó tại một ngày xác định trong tương lại với mức giá được ahi bên ấn định ngay khi ký kết hợp đồng) để giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Bên cạnh đó, cà phê Việt Nam hiện nay xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gián tiếp thơng qua trung gian của nước thứ 3 hoặc qua các đại lý phân phối, đại lý của các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do thương hiệu của Việt Nam chưa nổi tiếng cùng thông tin về thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam chưa được nắm rõ, các kênh phân phối kết nối với các đơn vị tổ chức để tìm kiếm khách hàng hoạt động chưa hiệu qua. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu thơng qua trung gian này khiến cho giá trị cà phê giảm thấp do phân chia lợi nhuận, điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao và tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cà phê chưa tương xứng với giá trị thực của nó.
Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố tích cực trong các hình thức xuất khẩu cà phê. Hiện Việt Nam cũng có nhiều đơn vị cà phê lớn, có tiếng như Trung Nguyên, Vinacafe.. tiến hành thu mua cà phê và chế biến xuất khẩu. Với sản phẩm này, tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, nhưng giá trị mạng lại cao hơn nhiều khi so với xuất khẩu cà phê truyền thống.