Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu ĐỀ án CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ đề TÀI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU âu VÀ CƠ HỘI CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 43 - 44)

M c têu th cà phê trung bình ti mt sồố ạộ ước EU

S nl ả ượng cà phê xanh chầu Ấu nh p khu t các quồốc gia ngoài EU ừ

3.3.1. Những tồn tại hạn chế

Những năm gần đây, cà phê Việt Nam thành phẩm đã xâm nhập vào thị trường châu Âu, tuy nhiên, số lượng vẫn còn hạn chế so với tiềm năng về nhu cầu các sản phẩm cà phê của người Châu Âu. Mặt hàng cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là cà phê nhân, với hơn 95% tổng sản lượng cà phê cà phê hằng năm. Cà phê rang xay, đã chế biến mới chỉ chiếm gần 5% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Điều này khiến cho giá trị xuất khẩu thu về trên sản lượng cà phê sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam không được cao.

Thêm vào đó, tỷ trọng mặt hàng cà phê Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Châu Âu còn rất nhỏ so với các nước khác. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa thực sự cạnh tranh được với các sản phẩm của Brazil, Italia và một số nước khác về chất lượng và uy tiến thương hiệu.

Chất lượng cà phê xuất khẩu của ta không đồng đều, đặc biệt khi cà phê Việt Nam thường bị phàn nàn là chất lượng kém, có lúc bị thải loại đến hơn 60% lượng xuất khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng cà phê bị thải loại trên thế giới. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp mà cịn làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, dẫn đến việc cà phê xuất khẩu Việt Nam bị loại bỏ hoặc bị ép giá thấp.

Các giống loại cà phê Việt đã được cải thiện nhiều trong thời gian vừa qua nhưng vẫn còn nghèo nàn, các giống hiệu quả, sáng tạo chưa nhiều. Trong khi đó

các sản phẩm từ các nước khác lại hết sức đa dạng về mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng… đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người tiêu dùng Châu Âu. Thậm trí mẫu mã, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiều dùng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm cà phê của Việt Nam cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến giá xuất khẩu. Theo ý kiến đánh giá từ nhiều chuyện gia, mặc dù là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới nhưng giá cà phê Việt Nam lại tương đối thấp. Việc giá xuất khẩu cà phê vào Châu Âu không cao càng khiến cho nguồn lực và tài nguyên sản xuất bị lãng phí, khơng được tận dụng để đem về lợi nhuận xứng đáng

Ảnh hưởng của đại dịch covid cũng làm gia tăng tình trạng thiếu container vận chuyển và các vấn đề chi phí logicstics, làm tăng giá vận chuyển cà phê. Các biện pháp hạn chế tụ tập đông người, giãn cách xã hội cùng làm cho các hàng quán cà phê đóng cửa, làm giảm một phần mức tiêu thụ cà phê của các nước EU.

Một phần của tài liệu ĐỀ án CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ đề TÀI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU âu VÀ CƠ HỘI CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 43 - 44)