M c têu th cà phê trung bình ti mt sồố ạộ ước EU
S nl ả ượng cà phê xanh chầu Ấu nh p khu t các quồốc gia ngoài EU ừ
3.1.3. Các quy định của EU đối với nhập khẩu cà phê
Châu Âu là một thị trường khá khó tính với các tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe, nghiêm ngặt, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy, hải sản. Công dân châu Âu cần được tiếp cận với thực phẩm an toàn với tiêu chuẩn cao nhất. Các doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu sang EU một cách thuận lợi phải tuân thủ đầy đủ những yêu cầu pháp lý đã đề ra. Một trong những khía cạnh quan trọng để kiểm sốt mối nguy về an toàn thực phẩm là căn cứ dựa trên tiêu chuẩn HACCP ( Hazard Analysis and Critical Control Point – phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn ). Dựa theo Quy định ( EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 28/01/2020, cụ thể, Điều 14-20, phần 4: Yêu cầu chung của Luật thực phẩm, Chương 2, Luật thực phẩm chung có nêu rõ:
u cầu an tồn thực phẩm: Thực phẩm sẽ khơng được đưa ra thị trường nếu khơng an tồn, trong trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe hay không phù hợp với người tiêu dùng, phải có chứng nhận an tồn ở từng giai đoạn sản xuất, chế biến, phân phối; cung cấp đầy đủ thông tin nhãn mác cụ thể đến người tiêu dùng. Thực phẩm phải tuân thủ các quy định cụ thể của Cộng đồng quản lý an tồn thực phẩm hoặc nếu khơng sẽ phải tuân thủ quy định của Luật thực phẩm tại từng quốc gia.
Bao bì và nhãn mác: Đảm bảo nội dung quảng cáo, trình bày, hình dáng bao bì, vật liệu đóng gói được sử dụng, cách thức sắp xếp và hiển thị, thơng tin có sẵn trên các sản phẩm và không được phép đánh lừa người tiêu dùng.
Trách nghiệm: Các doanh nghiệp phải cam kết kiểm soát tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến, phân phối, đảm bảo rằng sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu của Luật thực phẩm chung cũng như quy định của từng quốc gia thành viên trong EU.
Truy xuất nguồn gốc xuất xứ: Mỗi giai đoạn sản xuất, chế biến, phân phối phải có nguồn gốc nguyên liệu thành phẩm rõ ràng và cung cấp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Thực phẩm đủ điều kiện đưa ra thị trường sẽ được dán nhãn hoặc xác định đầy đủ nguồn gốc thông qua các thông tin liên quan, quy định cụ thể tại Điều 58.
Ủy ban châu Âu cũng nêu rõ trong Quy định ( EC) số 669/ 2009 về mức độ kiểm sốt chính thức đối với hoạt động nhập khẩu thực phẩm trong trường hợp các doanh nghiệp không tuân theo yêu cầu của châu Âu. Điều khoản trong quy định này yêu cầu các lần xuất khẩu tiếp theo, doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn, ví dụ như: giấy chứng nhân đảm bảo sức khỏe, báo cáo phân tích thửn nghiệm.
Bên cạnh nội dung quy định về an tồn thực phẩm, các sản phẩm có chứa chất gây ô nghiệm xuất hiện ở các giai đoạn ni trồng, chế biến, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ phải nằm trong giới hạn cho phép với sức khỏe con người và môi trường.