Khuyến nghị đến Nhà nước

Một phần của tài liệu ĐỀ án CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ đề TÀI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU âu VÀ CƠ HỘI CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 54 - 56)

M c têu th cà phê trung bình ti mt sồố ạộ ước EU

S nl ả ượng cà phê xanh chầu Ấu nh p khu t các quồốc gia ngoài EU ừ

4.3.1. Khuyến nghị đến Nhà nước

a) Hồn thiện các chính sách và hệ thống quản lý

Nhà nước cần nghiên cứu và sớm hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo tính tương thích đối với quy định luật pháp của liên minh châu Âu và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Cần thúc đẩy hơn mối quan hệ giữa Việt Nam- Liên minh châu Âu , đặc biệt là các quốc gia có mức tiêu dùng cà phê lớn như Đức, Italia, Tây Ban Nha,.. Thực tế rằng, các cơng ty khu vực châu Âu cịn ít đầu tư vào Việt Nam vì mơi trường đầu tư chưa đáp ứng các yêu cầu của họ.

Xây dựng các trung tâm thử nghiệm chất lượng cà phê và sản phẩm cà phê cấp Quốc gia và xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc tế. Các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm định chất lượng và được cấp giấy chứng nhận phù hợp với các tiêu chí về chất lượng sản phẩm theo quy định.

Chế biến nồn sản ở các bậc Công nhân kỹ thuật, Kỹ sư chế biến nông sản nhằm đáp ứng mục tiêu về nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu cà phê trong giai đoạn từ nay đến 2025.

Thành lập các Trung tâm đào tạo nghề, cơ sở đào tạo chất lượng cao để thu hút người học và doanh nghiệp về nuôi trồng, sản xuất và chế biến cà phê.

b) Tích cực mở rộng thị trường

Nhà nước cần có các chính sách về thương mại hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm cà phê. Kết hợp sự chỉ đạo giữa các Bộ, ngành, các địa phương liên kết, giải quyết tốt bài toán về thị trường xuất khẩu sản phẩm cà phê trên cơ sở bám sát các hiệp định tự do thương mại, thâm nhập sâu rộng vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.. mục tiêu đưa Việt Nam trở thành công xưởng, trung tâm sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê nông sản của thế giới.

Cần xúc tiến thương mại theo hướng tập trung cho sản phẩm cà phê hồn thiện như cà phê hịa tan, cà phê rang xay, cà phê hỗn hợp… chứ không tập trung cho sản phẩm cà phê nguyên liệu. Kết hợp các chương trình du lịch thu hút khách nước ngồi đến Việt Nam để quảng bá du lịch, giới thiệu các sản phẩm cà phê đặc trưng. c) Tăng cường, thúc đẩy thực hiện chính sách thương mại tự do Việt Nam và EU Việt Nam cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phía EU kinh doanh tại Việt Nam, có cơ hội tham gia vào các dự án trọng điểm về năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế và thương mại trên cơ sở tự nguyện, cùng cổ quan hệ hợp tác hướng tới lợi ích chung với tất cả các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển cơ sở hạ tầng…

d) Nâng cao giáo dục canh tác tăng chất lượng nguồn cung cà phê.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, thường xun phân bổ chun gia cà phê tới các địa phương có lực lượng canh tác cà phê lớn, khuyến khích người nơng dân tham dự các hội thảo về kiến thức trồng trọ cà phê hiệu quả. Động viên nông dân tham gia học các công nghệ mới và áp dụng vào cơng tác chăm bón, thu hoạch, bảo quan.

Có các chính sách về gây giống, chun canh, hạn chế việc khai thác bừa bãi cà phê. Khuyên khích chuyên canh theo phương thức thâm canh. Ngồi ra, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh sản xuất trong việc nhập khẩu máy móc và cơng nghệ chế biến sản phẩm từ cà phê.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi giúp việc xuất khẩu cà phê đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng. Nhà nước cần có sự hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp về hiệp định EVFTA đã được ký kết và sắp được đưa vào thực hiện. Nhà nước cần có những cơ chế mạnh và hữu hiệu về quy hoạch và cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến cà phê Việt.

Một phần của tài liệu ĐỀ án CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ đề TÀI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU âu VÀ CƠ HỘI CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)