Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần ecoba việt nam (Trang 41 - 45)

6. Kết cấu đề tài

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới đào tạo nhân lực của doanh nghiệp

1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

- Mục tiêu chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Tầm nhìn và định hướng chiến lược của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt dược những kết quả kinh doanh cao hơn thì đương nhiên rất cần trú trọng đến đội ngũ nhân lực. Vì thế, đào tạo nhân lực càng phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp thì việc thực hiện những định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp càng thuận lợi.

Xuất phát từ đó, doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực thực sự gắn với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động đào tạo luôn phải bám sát tầm nhìn, định hướng chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần có khả năng phân tích mối quan hệ rõ ràng giữa đào tạo và phát triển nhân lực với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sự phát triển

của tổ chức. Mục tiêu và định hướng chiến lược của doanh nghiệp không rõ ràng sẽ dẫn đến khó khăn trong định hướng đào tạo nhân lực và triển khai thực tế các hoạt động đào tạo của doanh nghiệp.

- Những đổi mới về công nghệ trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tiến hành những đổi mới về công nghệ, thiết bị, đương nhiên sẽ rất cần đào tạo nhân lực cho phù hợp và có khả năng tiếp cận với những thiết bị hiện đại mới, những công nghệ mới. Với những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh hoặc có mục tiêu phát triển đột phá thi nhu cầu đào tạo nhân lực lại càng cấp thiết. Khoa học công nghệ càng hiện đại, tiên tiến sẽ kéo theo đòi hỏi về trình độ và tay nghề của người lao động phải được nâng lên một cách tương ứng để có thể nắm vững các thao tác, quy trình công nghệ khi thực hiện công việc. Từ đó, buộc doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới phải có sự chuẩn bị chu đáo. Với những doanh nghiệp thường xuyên đổi mới và thực hiện nhiều biện pháp đổi mới trong quản lý cũng rất cần thiết phải đào tạo và đào tạo lại nhân lực, trong đó đương nhiên đối tượng được đào tạo không phải là người lao động trực tiếp mà là những nhà quản trị.

- Quan điểm nhà quản trị về đào tạo nhân lực.

Một yếu tố tác động không nhỏ đến hoạt động đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp là quan điểm của nhà quản trị. Khi nhà quản trị có quan điểm không rõ ràng hoặc có tính chủ quan thì họ sẽ đưa ra những quyết định và hành động về đào tạo thiếu tính chính xác, áp đặt chủ quan và rất có thể những chương trình đào tạo sẽ không thực sự thiết thực hoặc gây lãng phí cho doanh nghiệp.

Nhà quản trị phải là người nhận biết được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và mối quan hệ của nó với sự phát triển của doanh nghiệp. Họ cần có thái độ đúng đắn, tích cực về đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp, theo đó đào tạo nhân lực phải được nhìn nhận là sẽ cải thiện tình hình kinh doanh và chi phí đào tạo sẽ được bù đắp trong tương lai. Nhà quản trị cũng cần có những hiểu biết về kỹ năng phân tích nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo, tạo ra được những lực hút người lao động và thực hiện tốt hoạt động đào tạo, không sợ người lao động được đào tạo sẽ rời bỏ doanh nghiệp mình. Tất nhiên, tùy thuộc vào quan điểm và phong cách lãnh đạo của nhà quản trị mà quan điểm của họ về sự đầu

tư cho yếu tố con người, mà cụ thể là cho công tác đào tạo nhân lực để phát triển nguồn nhân lực hay sự quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng của người lao động về thăng tiến có được nhà quản trị quan tâm và giúp đỡ.

Nếu ban lãnh đạo quan tâm tới vấn đề đào tạo nhân lực, đánh giá đúng, đúng sự quan trọng của yếu tố con người cũng như công tác đào tạo thì chiến lược về nhân sự sẽ tạo thuận lợi, sẽ dành được nhiều kinh phí, sẽ khuyến khích được người lao động học tập, nâng cao trình độ, từ đó công tác đào tạo sẽ được triển khai khoa học, bài bản hơn và ngược lại thì hoạt động đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực sẽ có xu hướng thiếu cập nhật, sa sút và từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

Tiến hành hoạt động đào tạo luôn cần những khoản chi phí, đôi khi là không hề nhỏ. Chi phí dành cho đào tạo nhân lực đương nhiên phải được xác định dựa vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp căn cứ vào ngân quỹ đào tạo nhân lực để có thể quyết định, lựa chọn các hình thức và phương pháp đào tạo phù hợp. Khi có sự khó khăn về kinh phí thì đương nhiên hoạt động đào tạo nhân lực cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công việc đào tạo nhân lực. Cơ sở vật chất càng đầy đủ, hiện đại thì doanh nghiệp càng có cơ hội và điều kiện để người học có thể tiếp cận và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng hơn, giúp cho quá trình đào tạo đạt được kết quả cao hơn và giảng viên sẽ dễ dạng hơn trong việc truyền tải kiến thức dến người học thông qua các phương tiện giảng dạy hiện đại từ đó nâng cao chất lượng quá trình đào tạo nhân lực. Từ đó có thể nhận thấy rất rõ là điều kiện cơ sở vật chất và tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Khi điều kiện cơ sở vật chất và tài chính được đảm bảo thì công tác đào tạo mới tiến hành một cách có hiệu quả và ngược lại nó sẽ là lực cản không hề nhỏ đối với công tác đào tạo nhân lực.

- Bộ phân chuyên trách nguồn nhân lực.

Việc tổ chức bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực là rất khác nhau tùy theo mô hình và quy mô của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thông thường người chủ doanh nghiệp sẽ kiêm nhiệm luôn người phụ trách công tác phát triển nguồn nhân lực. Với những trường hợp này, nhân thức của người chủ doanh nghiệp về công tác đào tạo là rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động đào tạo. Ngược lại, với các doanh nghiệp có quy mô lao động lớn thì tùy theo quy mô mà có thể có một người hoặc mộ bộ phận chuyên trách phụ trách về tổ chức nhân lực và nguồn nhân lực. Bộ phận này sẽ tiến hành các chức năng về đào tạo nhân lực.

- Cơ sở thông tin quản lý nguồn nhân lực.

Việc lưu trữ, cập nhật thông tin quản lý nguồn nhân lực một cách khoa học sẽ giúp nhân viên chuyên trách nguồn nhân lực tìm kiếm nhanh chóng thông tin cần thiết cho quản lý nhân lực nói chung và cho phát triên nguồn nhân lực nói riêng, đặc biệt là công tác đào tạo nhân lực. Khi thông tin nhân lực được cập nhật sẽ tác động rất mạnh đến việc chuẩn bị và xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực phù hợp, chính xác và ngược lại sẽ cản trở khá nhiều đến công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực. Cần đảm bảo thông tin quản lý nguồn nhân lực được giữ bí mật.

- Trình độ đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.

Đây là một trong những căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo nhân lực, lựa chọn phương pháp, hình thức, nội dung đào tạo nhân lực phù hợp. Các yếu tố như trình độ chuyên môn, tay nghề, năng lực, các đặc tính cá nhân của người lao động sẽ quyết định ai là người cần thiết được đào tạo và nội dung đào tạo sẽ tập trung những gì. Trình độ nhân viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Nếu trong doanh nghiệp, nhân viên đều có trình độ học vấn và chuyên môn nhất định thì họ sẽ dễ dàng hơn trong nắm bắt công việc và có nhu cầu nâng cao hơn trình độ. Đồng thời, người đào tạo sẽ dễ dàng hơn trong việc truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm. Còn nếu nhân viên có trình độ thấp, là lao động phổ thông thi cần có phương pháp đào tạo riêng, nội dung cơ bản.

1.4. Kinh nghi ệm đào tạo nhân lực của một số công ty cùng lĩnh vực và bài học kinh nghi ệm cho công ty CP Ecoba Vi ệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần ecoba việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w