Định hƣớng phát triển của Công ty CP Tập đoàn FLC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP tập đoàn FLC (Trang 75 - 79)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty CP Tập đoàn FLC

Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty CP Tập đoàn FLC trong những năm tới được xây dựng được dựa trên các thông tin về bối cảnh trong nước và quốc tế.

3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

Kinh tế - xã hội năm 2018 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan.Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá triệu đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng triệu đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu d ng.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2018 ước tính tăng 6,68% so với năm 2017, trong đó qu I tăng 6,12%; qu II tăng 6,47%; qu III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2017, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2017, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng

6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm.

3.1.1.1. Thuận lợi:

Việt Nam là quốc gia ổn định về chính trị xã hội, đây là nền tảng vững chắc và nhân tố thuận lợi lớn nhất cho việc thực hiện nền kinh tế mở của đất nước. Bước sang thế kỷ XXI kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới.

Đất nước đang vươn mình trước nhiều thời cơ vận hội.

Việt Nam bắt đầu đổi mới nền kinh tế thì thể chế kinh tế thị trường đã hình thành và vận hành có hiệu quả; những cơ chế chính sách ban đầu đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã được cải thiện đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực được nâng cao.

Đặc biệt quan hệ quốc tế mở rộng, thúc đẩy quá trình đầu tư, tăng khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến. Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ được thúc đẩy nhanh hơn, tạo điều kiện cho tăng cường hợp tác giữa các nước, mở rộng thị trường. Tham gia hội nhập, các doanh nghiệp sẽ được hưởng môi trường chung, tự do và thông thoáng hơn trong chu chuyển thương mại hàng hóa và dịch vụ có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Việc mở cửa thị trường và giảm bớt sự phân biệt trong đối xử quốc gia giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du nhập, chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và công trình đặc biệt là các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao. Do sự phát triển của khoa học và công nghệ c ng với quá trình toàn cầu hóa làm giảm chi phí vận tải và liện lạc. Máy tính cá nhân, điện thoại di động, thư điện tử, internet vv… Cho phép truyền thông tin nhanh hơn, cho nhiều người hơn. Mạng lưới dày đặc các đường hàng không và đại l vận chuyển hàng hóa cũng làm giảm đáng kể chi phí buôn bán với các đối tác ở các châu lục.

nhập. Các doanh nghiệp thầu chính hiện nay luôn tìm kiếm các nhà thầu phụ có khả năng đáp ứng đòi hỏi nhất định về kỹ thuật và chất lượng công trình, sản xuất được những mặt hàng chiến lược phục vụ cho các công trình xây dựng. Hiện nay thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế đã mạnh lên nhiều. Bên cạnh những cơ hội lớn Việt Nam cũng phải đối đầu với nhiều thách thức, những rào cản đáng kể trong việc phát triển đất nước.

3.1.1.2. Khó khăn:

Trong quá trình phát triển kinh tế mở, nhiều yếu tố kinh tế thị trường chưa được thiết lập triệu đồng bộ đang gây cản trở cho các hoạt động sản xuất vốn còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ bé, trình độ công nghệ nhìn chung còn tụt hậu khá xa so với khu vực và thế giới, khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Đây là những cản trở cần giải quyết ngay vì ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hội nhập kinh tế của Việt Nam.

Khả năng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với yêu cầu trong khi hội nhập kinh tế đã bước sang giai đoạn quyết liệt và gay gắt hơn. Trong khi đó thì tình hình chính trị khu vực và thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; các thế lực phản động quốc tế tiếp tục tìm cách chống phá hòng gây mất ổn định chính trị - xã hội nước ta.

Quá trình phân công lại lao động quốc tế và tổ chức nền kinh tế thế giới sẽ là một thách thức lớn đối với nước ta. Quá trình này dẫn đến cạnh tranh quốc tế gay gắt và quyết liệt hơn do trình độ hội nhập kinh tế quốc tế cao hơn một bước.

3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới

Công ty CP Tập đoàn FLC đề ra định hướng phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian từ nay đến năm 2020 như sau:

+ Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản l .

+ Phát triển trở thành Công ty mạnh, mở rộng thị trường tiêu thụ.Liên doanh liên kết thêm với nhiều bạn hàng quốc tế để tìm kiếm và mở rộng nguồn cung cấp

máy móc thiết bị chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Xây dựng, nâng cao năng lực bộ máy quản l về mọi mặt. Thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng bình quân 10-20% mỗi năm

+ Kế hoạch tăng doanh thu bằng cách không ngừng nâng cao năng suất - chất lượng - hiệu quả.

+ Tiến hành đầu tư đổi mới TSCĐ, thay thế những tài sản cũ không còn giá trị sử dụng hay giá trị sử dụng thấp không đáp ứng nhu cầu sản xuất.

+ C ng với kế hoạch tăng doanh thu, Công ty tiếp tục đẩy mạnh mức tăng về lợi nhuận, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.

+ Phát huy cao độ mọi nguồn lực để năng cao năng lực cạnh tranh, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững của công ty, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển công ty trở thành một Công ty xây lắp lớn mạnh trong tỉnh và khu vực Miền Trung.

Để cụ thể hóa hơn nữa, nhằm hướng tới các phương hướng trên, trong công tác tổ chức quản l và năng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình, Công ty đã đề ra mục tiêu cụ thể từng bước như sau (giai đoạn 2019 – 2020)

Tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 25%/năm; Tăng trưởng lợi nhuận đạt 35%/ năm;

Thu nhập bình quân 8trđ/ người/ tháng;

Tổ chức huy động đảm bảo đầy đủ kịp thời VLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho từng thời kỳ và lựa chọn các phương pháp, hình thức huy động ph hợp đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động của Công ty. Cố gắng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong năm tới. Tổ chức sử dụng vốn lưu động tiết kiệm và hiệu quả kết hợp với quản l chặt chẽ hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả, các khoản thu chi, các khoản đảm bảo khả năng thanh toán, góp phần không ngừng năng cao hiệu quả

Thường xuyên giám sát, kiểm tra chặt chẽ sự vận động và luân chuyển của vốn kinh doanh. Phát hiện và xác định kip thời những tồn tại và những vướng mắc làm chậm tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh ph hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP tập đoàn FLC (Trang 75 - 79)