Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP tập đoàn FLC (Trang 89 - 92)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

3.2.3.1. Chú trọng việc đầu tư, quản lý sử dụng vốn cố định

Từ thực tế tài sản cố định của công ty cho thấy: Tổng VCĐ năm 2018 tăng 214,717 triệu đồng so với năm 2017. Hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2018 tăng 0.69 so với năm 2017, tương ứng với tỷ lệ tăng 21.26%. Tuy nhiên, mức tăng không đáng kể. Vì vậy, trong thời gian tới, để đầu tư đúng hướng tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, công ty cần áp dụng các giải pháp sau:

Trong giai đoạn 2016 – 2018, Công ty đã mua sắm thêm tài sản cố định, đến 31/12/ 2018 giá trị tài sản cố định là 2,995,858 triệu đồng. Trong công tác đầu tư cần lưu đảm bảo tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn để công ty tránh được những biến động về tài chính, rủi ro do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mang lại.

Tiếp tục duy trì khả năng khai thác toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay, tận dụng tối đa năng suất TSCĐ hiện có.

Phân loại, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, những tài sản đã cũ, lạc hậu để kịp thời có kế hoạch thanh l , nhượng bán, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư.

Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình trạng tài sản hư hỏng không sử dụng được.

Mặc d hiện nay công ty làm rất tốt trong việc quản l tài sản dở dang dài hạn. Tuy nhiên cũng cần phải chú rằng, với chính sách mở rộng kinh doanh như đã đề ra thì khó lòng mà công ty duy trì việc quản l tài sản dở dang dài hạn như hiện nay, bởi việcCông ty kí hợp đồng và triển khai nhiều công trình, mà đến cuối năm Công ty vẫn chưa hoàn tất thủ tục nghiệm thu thanh toán với Chủ đầu tư, sẽ dẫn đến tài sản dở dang dài hạn dở dang tăng lên. Giải pháp đặt ra ở đây là: Công ty cần làm tốt công tác tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Như vậy Công ty sẽ phải tập trung cao độ vào những công trình đang còn dở dang, bằng mọi biện pháp tăng cường nhân lực, vật lực, đáp ứng đầy đủ nguyên vật liệu kịp thời để sớm hoàn thành công trình. Ngoại trừ các yếu tố thời tiết, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công. Công ty cần tập trung thi công dứt điểm từng công trình, hạng mục công trình có khả năng nghiệm thu thanh toán, nhằm giảm khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán, quyết toán khối lượng đã thi công từ đó đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hồi công nợ phải thu.

+ Tổ chức thanh toán công trình và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để hạn chế vốn bị chiếm dụng

Như chúng ta đã biết, việc tiêu thụ sản phẩm thi công xây lắp chủ yếu là nhận thầu, k kết hợp đồng xây dựng, khi một hợp đồng xây dựng đã k kết thì coi như sản phẩm xây lắp được tiêu thụ. Việc thanh toán được thực hiện theo tiến độ công trình, hạng mục công trình và khi hoàn thành bàn giao cho bên chủ đầu tư. Trong các nãm vừa qua, mặc d Công ty đã tổ chức tốt hơn việc thu hồi công nợ song vẫn chưa được triệt để, bên cạnh đó việc thanh toán công trình còn bộc lộ nhiều hạn chế, vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, vấn đề cần quan giải quyết kịp thời hiện nay ở Công ty là phải giảm đến mức thấp nhất các khoản phải thu:

Để khắc phục tình trạng này, trong những năm tới Công ty cần thực hiện những giải pháp sau.

+ Sắp xếp các khoản phải thu theo đối tượng và thời gian bị chiếm dụng để tiện theo dõi và có biện pháp đôn đốc khách hàng trả tiền. Đối với những khoản nợ cũ, cần tiến hành thu hồi một cách dứt điểm. Nếu đơn vị mắc nợ không chịu trả nợ đúng hạn cho Công ty thì Công ty kiên quyết không k hợp đồng với đơn vị đó nữa. Tuy nhiên, đối với những đơn vị có mối quan hệ tốt đẹp với Công ty, việc thanh toán đúng tiến độ, đúng thời hạn thì Công ty có thể ưu tiên thực hiện hợp đồng, nhanh chóng quyết toán và bàn giao công trình đúng hoặc trước thời hạn.

+ Đảm bảo chặt chẽ trong việc lựa chọn đối tác k hợp đồng cũng như quy định kỷ luật thanh toán.

Trước khi k hợp đồng, Công ty cần tìm hiểu kỹ tình trạng tài chính của bên đối tác k hợp đồng, loại trừ những hợp đồng mà đối tượng k hợp đồng không có khả năng thanh toán hoặc khả năng thanh toán thấp, ưu tiên những đối tượng có khả năng tài chính vững mạnh.

Nội dung của hợp đồng phải quy định rõ ràng, chặt chẽ trách nhiệm của bên đối tác nếu vi phạm điều khoản thanh toán. Chẳng hạn, Công ty có thể quy định mức phạt do chậm thanh toán từ 5 - 10% giá trị của hợp đồng hoặc có thể áp dụng lãi suất phạt chậm trả cao hơn lãi suất tiền vay ngân hàng.

+ Có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tiền hàng.

Để thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh, hạn chế tình trạng công nợ dây dưa khó đòi, Công ty có thể sử dụng các hình thức như: Chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán mua với khối lượng lớn và thanh toán sớm tiền hàng. Muốn vậy, tỷ lệ chiết khấu phải được chiết khấu sao cho hợp l và phát huy được hiệu quả của nó; việc định ra tỷ lệ chiết khấu cần được đặt trong mối liên hệ với lãi suất vay vốn của ngân hàng. Bởi vì, khi khách hàng trả chậm, trong thời gian chờ đợi khách hàng trả tiền, Công ty sẽ phải đi vay vốn để tiến hành SXKD. Việc Công ty bớt cho khách hàng một số tiền nhất định (thường nhỏ hơn tiền lãi vay phải trả tính trên số tiền vay ngân hàng phát sinh do Công ty áp dụng phương thức thanh toán chậm) để thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm tiền hàng vẫn có lợi hơn so với việc Công ty đợi khách

hàng thanh toán toàn bộ số tiền chiếm dụng nhưng trong khoảng thời gian đó, Công ty phải đi vay vốn và phải chịu tiền lãi.

Cuối mỗi qu hoặc mỗi năm, Công ty nên tổng kết công tác tiêu thụ, liệt kê những khách hàng mua với khối lượng lớn hoặc khách hàng thường xuyên để có biện pháp hối khấu một phần tiền hàng theo một tỉ lệ nhất định trên tổng số tiền hàng mà họ đã mua và thanh toán cho Công ty.

Mặt khác bên cạnh việc đôn đốc thu hồi công nợ Công ty cũng phải có kế hoạch trả, các khoản nợ phải trả và các khoản vốn chiếm dụng. Trong chừng mực nhất định, số vốn chiếm dụng được sẽ phần nào giảm bớt sự thiếu hụt về VKD. Nếu Công ty có kế hoạch trả nợ ph hợp thì không những có thể giải quyết được khó khăn về VKD mà còn giữ được mối quan hệ với bạn hàng. Nếu chiếm dụng vốn quá lớn mà không chấp hành đúng kỷ luật thanh toán thì Công ty không chỉ làm mất uy tín với các bạn hàng mà còn tăng thêm gánh nặng nợ cho chính mình. Trong quan hệ mua bán hiện nay, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, Công ty cần phải xử l linh hoạt trong vấn đề này.

3.2.3.3. Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định

Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, thì sự thay đổi giá cả (hiện tượng hao mòn vô hình) thường xuyên xảy ra. Điều đó làm cho nguyên giá của tài sản và giá trị còn lại của nó bị phản ánh sai lệch so với mặt giá trị thực tế của nó. Do vậy, hàng năm công ty cần tổ chức đánh giá, xác định giá trị thực của toàn bộ và của từng loại tài sản cố định d ng trong kinh doanh. Việc thường xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản cố định giúp cho công ty có thể tính toán chính xác khấu hao của tài sản cố định để hạch toán vào chi phí kinh doanh và kịp thời sử l tài sản cố định bị hư hỏng, mất mát tránh tổn thất trong quá trình sử dụng, triệu đồng thời đây cũng là căn cứ lập báo cáo tài chính của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP tập đoàn FLC (Trang 89 - 92)