Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP tập đoàn FLC (Trang 55 - 62)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn FLC

2.3.3. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.3.3.1. Cơ cấu vốn lưu động

Bảng 2.5: Quy Mô Và Cơ Cấu Vốn Lƣu Động

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (%) (%) (%) (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 9,125,476 100.00 12,764,600 100.00 15,644,005 100.00 3,639,124 39.88 2,879,405 22.56

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 660,584 7.24 465,835 3.65 334,136 2.14 -194,749 -29.48 -131,699 -28.27

II. Đầu tư tài chính ngắn

hạn 282,200 3.09 276,200 2.16 278,850 1.78 -6,000 -2.13 2,650 0.96

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 6,718,671 73.63 10,538,144 82.56 12,712,988 81.26 3,819,473 56.85 2,174,844 20.64

IV. Hàng tồn kho 1,239,419 13.58 1,252,470 9.81 1,773,020 11.33 13,051 1.05 520,550 41.56

V. Tài sản ngắn hạn khác 224,601 2.46 231,951 1.82 545,011 3.48 7,350 3.27 313,060 134.97

Phân tích cụ thể qua số liệu ở Bảng 2.5:Quy mô và cơ cấu vốn lưu động, ta có thể thấy rằng: Tổng quy mô vốn lưu động cuối năm 2017 đạt 12,764,600 triệu có thể thấy rằng: Tổng quy mô vốn lưu động cuối năm 2017 đạt 12,764,600 triệu đồng, tăng so với thời điểm đầu năm là 3,639,124 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 39.88%, tỷ trọng vốn lưu động cũng tăng 22.56% so với thời điểm cuối năm 2016. Tiếp tục với xu hướng tăng vào năm 2017, thì cuối năm 2018 so với đầu năm, tổng quy mô vốn lưu động tiếp tục tăng 2,879,405 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 22.56%.

Trong đó các khoản phải thu chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hướng gia tăng về tỷ trọng, tiếp theo đó là hàng tồn kho giảm về quy mô nhưng tỷ trọng nhìn chung tăng, còn tiền chiếm tỷ lệ nhỏ. Để có thể hiểu rõ hơn về những biến động và nguyên nhân tác động tới những biến động đó thì ta đi vào phân tích chi tiết từng khoản mục chủ yếu.

+ Hàng tồn kho: Trong cơ cấu vốn lưu động, khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 15%). Cụ thể là hàng tồn kho cuối năm 2017 giảm so với đầu năm là 13,051 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 1.05%. Khác với diễn biến năm 2017, cuối năm 2018 thì hàng tồn kho lại tăng trở lại với đầu năm là 520,550 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 41.56%, bên cạnh đó tỷ trọng hàng tồn kho lúc này chiếm 11.33%. Hàng tồn kho có sự biến động như vậy là do chiến lược phát triển kinh doanh vào năm 2017 của công ty gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, đến năm 2018, công ty đã gặp những khó khăn chưa thích hợp để thúc đẩy và mở rộng thị trường, qua đó lượng hàng tồn kho lại tiếp tục tăng trưởng trở lại.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong vốn lưu động (trên 70%).

Cụ thể: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 6,718,671 triệu đồng vào cuối năm 2016 lên 10,538,144 triệu đồng vào cuối năm 2017, sau đó tiếp tục tăng với mức 2,174,844 triệu đồng vào cuối năm 2018. C ng với đó, tỷ trọng của các khoản phải thu tăng dần qua các năm tương ứng là 73.63% (cuối năm 2016), 82.56% (cuối năm 2017) và 81.26% (cuối năm 2018).

Qua sự biến động như vậy, có thể cho thấy chính sách bán chịu của công ty trong giai đoạn 2016 - 2018 đã được nới lỏng nhằm tìm kiếm, thu hút khách hàng và mở rộng thị trường kinh doanh.

+ Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các tài sản ngắn hạn. Nhìn chung lượng tiền giảm trong giai đoạn 2016 - 2018.

Cụ thể: Cuối năm 2016 lượng tiền đạt 660,584 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7.24% trong quy mô vốn lưu động, cuối năm 2017 con số này là 465,835 triệu đồng, chiếm 3.65% trong quy mô vốn lưu động. Vào thời điểm cuối năm 2018, lượng tiền đạt mức là 334,136 triệu đồng, với tỷ trọng là 2.14% so với thời điểm đầu năm đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán tức thời của công ty ở thời điểm cuối năm.

Bảng 2.6: Tốc Độ Luân Chuyển Vốn Lƣu Động

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Số tuyệt

đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)

1 Doanh thu thuần Triệu đồng 6,135,969 11,216,595 11,695,896 5,080,626 82.80% 479,301.00 4.27%

2 VLĐ bình quân Triệu đồng 2,591,577 2,107,503 1,805,908 (484,075) -18.68% (301,594.50) -14.31%

3 Số vòng quay VLĐ Vòng 2.37 5.32 6.48 2.95 124.79% 1.15 21.69%

4 Kỳ luân chuyển

VLĐ Ngày 152.05 67.64 55.59 (84.41) -55.51% (12.06) -17.82%

5 Hàm lượng VLĐ 0.42 0.19 0.15 (0.23) -55.51% (0.03) -17.82%

Số vòng quay vốn lưu động nhìn chung tăng trong giai đoạn 2016 – 2018. Cuối năm 2016, số vòng quay là 2.37 vòng.Đến cuối năm 2017 con số này là 5.32 vòng, tăng thêm 2.95 vòng so với c ng kì năm trước, tỷ lệ tăng 124.79%. Sự tăng mạnh của vòng quay vốn lưu động chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng nhanh.

Đến cuối năm 2018, số vòng quay vốn lưu động đạt 6.48 vòng, tăng 1.15 vòng (tương ứng tỷ lệ tăng 21.69%) so với c ng kì năm trước. Điều đó cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của công ty đã đạt được hiệu quả. Với lượng vốn lưu động bình quân giảm nhưng công ty vẫn tăng được doanh thu thuần nên đã làm tăng số vòng quay vốn lưu động.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm xuống trong giai đoạn 2016 – 2018 cho thấy công ty đã làm tốt việc tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển.

Cuối năm 2016, kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty là 152.05 ngày. Đến cuối năm 2017, con số này là 67.64 ngày, giảm 84.41 ngày (tương ứng tỷ lệ giảm 55.51%) so với năm trước. Sự thay đổi này tương đối lớn cho thấy công ty đã làm rất tốt việc tiết kiệm vốn lưu động giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Đến cuối năm 2018, kỳ luân chuyển vốn lưu động là 55.59 ngày, giảm 12.06 ngày (tương ứng tỷ lệ giảm là 17.82%) so với năm trước. Như vậy công ty đã có những nỗ lực để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông.

Hàm lượng vốn lưu động nhìn chung giảm trong cả giai đoạn 2016 – 2018 cho thấy công ty đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn trong giai đoạn này.

Cuối năm 2016, hàm lượng vốn lưu động là 0.42. Như vậy để tạo ra 1 triệu đồng doanh thu thuần công ty cần bỏ vào 0.42 triệu đồng vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Đến cuối năm 2017, con số này chỉ còn 0.19, giảm đi 0.23 (tương ứng tỷ lệ giảm 55.51%) so với năm trước. Sự thay đổi theo chiều hướng giảm này khá nhanh, chứng tỏ năm 2017 công ty cần bỏ ra ít vốn lưu động hơn để thu được 1 triệu

Đến cuối năm 2018, hàm lượng vốn lưu động là 0.15. So với năm trước đã giảm đi 0.03 và tỷ lệ giảm là 18.72%. Điều này cho thấy để tạo ra 1 triệu đồng doanh thu thuần, công ty đã sử dụng lượng vốn lưu động ít hơn trước, việc sử dụng vốn lưu động đã có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên đó mới chỉ là xem xét trên góc độ luân chuyển vốn lưu động để có một nhận xét đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chúng ta cần phải xem xét tới các chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận do vốn lưu động mang lại. Đó là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động.

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty:

Nhìn chung trong cả giai đoạn 2016 – 2018, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm xuống.

Bảng 2.7: Tỷ Suất Lợi Nhuận Vốn Lƣu Động

Đơn vị tính: Triệu đồng, % STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 LNTT Triệu đồng 1,318,686 551,050 677,265 (767,636) -58.21 126,215 22.90 2 VLĐ BQ Triệu đồng 2,591,577 2,107,503 1,805,908 (484,075) -18.68 (301,595) -14.31 3 Tỷ suất LN VLĐ (1/2) % 50.88 26.15 37.50 (24.74) -48.61 11.36 43.43

Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán năm 2016, 2017, 2018

Qua Bảng 2.7: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động, ta có thể thấy rằng:Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2016 một triệu nhuận vốn lưu động của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2016 một triệu đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0.51 triệu đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2017 thì lại có sự suy giảm, một triệu đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0.26 triệu đồng lợi nhuận (giảm 0.25 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 48.61%). Nguyên nhân ở đây

là lợi nhuận giảm và vốn lưu động bình quân giảm, tuy nhiên tốc độ giảm của lợi nhuận nhanh hơn so với tốc độ giảm vốn lưu động bình quân. Điều này cho thấy số vốn lưu động của công ty đang sử dụng lãng phí. Năm 2017, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn làm cho công ty không đạt được mức doanh lợi như mong đợi. Chính vì thế gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Trái ngược với năm 2017, năm 2018 thì 1 triệu đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0.38 triệu đồng lợi nhuận. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận năm 2018 tăng so với năm 2017 là 0.11 triệu đồng. Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đã được cải thiện so với năm trước. Như vậy năng lực quản l vốn lưu động của Công ty ngày càng tăng. Vì thế mà sức tỷ suất sinh lợi của vốn lưu động đã tăng trưởng trở lại và còn tốt hơn so với năm 2017.

Thành công trong năm 2018 là do công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đòi hỏi công ty phải tiếp tục cải thiện và nỗ lực hơn nữa trong việc quản l tiền, hàng tồn kho, cũng như việc thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP tập đoàn FLC (Trang 55 - 62)