CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
3.2.1. Nhóm giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
CP Tập đoàn FLC
Nếu vốn kinh doanh là một yếu tố quan trọng góp phần cho thành công của doanh nghiệp thì làm thế nào để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong sản xuất, kinh doanh cũng là một bài toán khó cho các công ty nói chung, trong đó công ty CP Tập đoàn FLC không phải là ngoại lệ. “Công ty CP Tập đoàn FLC đã quan tâm và coi trọng công tác quản l và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Công ty đã đạt được những kết quả khả quan đáng khích lệ, đã thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, triệu đồng thời đảm bảo thu nhập ổn định và chất lượng đời sống của người lao động trong công ty. Tuy nhiên so với các công ty khác tại Thanh Hóa trong c ng một thời điểm Công ty CP Tập đoàn FLC còn có những hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh, chưa khai thác triệt để được thị trường, chưa tạo được lợi thế cạnh tranh,… mà nguyên nhân chính là do có lúc có khi, có thời điểm chưa phát huy được hiệu quả sử dụng VKD tại công ty. Từ thực tế tinh hình trên, nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Tập đoàn FLC, qua quá trình nghiên cứu tìm tòi, khảo sát thực tế tại công ty CP Tập đoàn FLC, em xin đề xuất một số giải pháp cần triển khai thực hiện tốt trong thời gian tới như sau:
3.2.1. Nhóm giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Công ty
3.2.1.1. Công ty cần tích cực nắm vững chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Trước hết, Công ty cần có biện pháp tích cực trong việc nắm vững các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực, nhất là trong lĩnh
vực xây dựng. Công ty cần quan tâm đến các mặt sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực liên quan đến xây dựng, tìm hiểu nghiên cứu thị trường.
Cần nắm chắc những định hướng của địa phương, khu vực về phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2016 – 2020. định hướng 10 năm 2016 – 2025, từ đó xác định cho Công ty một kế hoạch phát triển theo từng biên độ ph hợp.
3.2.1.2. Quan tâm đổi mới công tác lãnh đạo, tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của Công ty
Đây là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi lãnh đạo Công ty cần quan tâm đầu tư đúng mức. Việc đầu tư bộ máy tổ chức đội ngũ công nhân viên kỹ thuật cao sẽ có tác động lớn đến quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh của công ty. Cụ thể cần lưu một số biện pháp sau:
+ Xây dựng định hướng lãnh đạo, quản l phát triển công ty trong mỗi thời kỳ. + Kiện toàn tổ chức bộ máy của công ty ph hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty.
+ Đầu tư chiều sâu về chuyên môn, kĩ thuật, tổ chức.”
3.2.1.3. Chú trọng phát huy nhân tố con người, đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Nhân tố con người được xem là một nhân tố vô c ng quan trọng và có nghĩa quyết định trong bất cứ môi trường nào. “Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thì mọi thành công hay thất bại phần lớn đều do con người đem lại. Trong điều kiện canh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày nay, người ta không chỉ cần có vốn, công nghệ là quan trọng hơn cả là phải có những con người sáng tạo dám nghĩ dám làm.
Thực tế trong nhiều năm qua cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty vẫn chưa khai thác hết được sức sáng tạo, trí tuệ của cán bộ công nhân viên trong Công ty, chưa phát huy hết tiềm năng trong mỗi cá nhân. Đây là một vấn đề tồn tại cần phải có những biện pháp khắc phục. Để huy động được sức mạnh của nhân tố
của văn hoá doanh nghiệp theo tôi trong thời gian tới Công ty cần giải quyết một số vấn đề sau.
Thường xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, từ đó có các khoá học chuyên sâu nâng cao trình độ chuyên môn. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ là một việc làm quan trọng, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Công ty phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu mới, luôn thay đổi của nền kinh tế, phải dựa trên cơ sở ph hợp với tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Trước hết phải rà soát lại cán bộ hiện có để sắp xếp, bố trí lại cho ph hợp với yêu cầu của từng đơn vị và trình độ của từng cá nhân, tìm ra những bất hợp l để kịp thời điều chỉnh. Nói chung từ cán bộ quản l đến các nhân viên trực tiếp bán hàng phải được đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn mới. Trong đào tạo cần ưu tiên đúng mức đội ngũ những người trực tiếp làm công tác quản l tài chính.
Quản l công tác cán bộ một cách nghiêm khắc, công minh, nhìn nhận đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong Công ty để từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế những tiêu cực. Cần có những khuyến khích vật chất đối với tập thể cũng như cá nhân có những thành tích, phát minh, sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của Công ty; Triệu đồng thời cũng phải nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái làm cản trở sự phát triển của Công ty.
Bên cạnh việc quan tâm tới đời sống vật chất Công ty cũng cần quan tâm tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên thường xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ mát để từ đó tạo nên sự đoàn kết, không khí làm việc tập thể thoải mái, tương trợ và thật sự hiệu quả.
Làm tốt công tác nhân sự là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. Do vậy Công ty cần quan tâm nhìn nhận vấn đề này một cách đúng đắn, coi đây là một trong những chiến lược phát triển của Công ty.”
3.2.1.4. Tăng cường các biện pháp tăng doanh thu, lợi nhuận, tiết kiệm chi phí để tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Trong giai đoạn tới, công ty cần có phương án sử dụng “VKD đạt hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD tăng trưởng cao trong những năm tới. Để làm được việc đó công ty cần tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng doanh thu, lợi nhuận, tiết kiệm chi phí.
Doanh thu tăng là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp, đó là cơ sở để tăng lợi nhuận. Muốn tăng doanh thu công ty phải có những biện pháp cụ thể và chiến lược kinh doanh lâu dài như: nâng cao chất lượng các công trình xây lắp, đa dạng hoá ngành nghề hoạt động, mở rộng sang các lĩnh vực khác,…Riêng về việc mở rộng sang lĩnh vực khác Công ty có thể mở sang lĩnh vực có nhiều điểm tương triệu đồng như: tư vấn thiết kế xây dựng, quy hoạch,…
Tiết kiệm chi phí cũng là nhân tố trực tiếp đến khả năng tăng lợi nhuận của Công ty. Tiết kiệm những chi phí không cần thiết gây lãng phí trong các khâu thiết kế, khảo sát, thi công, thu hồi nợ, tổ chức thanh toán.
Trong quá trình thi công, Công ty có thể tăng cường thêm những máy móc thiết bị hiện đại, độ chính xác cao sẽ giúp cắt giảm chi phí, nhân lực và các chi phí không cần thiết khác
+ Tiết kiệm chi phí trong những lần đi thực tế của nhân viên trong Công ty, hạn chế những khoản chi phí tốn kém gây lãng phí, đây cũng là một biện pháp để có thể giảm bớt các khoản tạm ứng mà không ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.
Để giảm thiểu những chi phí không cần thiết Công ty cũng cần quản l chặt chẽ hàng tồn kho, tránh không để tồn nhiều các nguyên vật liệu, công cụ trong kho làm tăng chi phí lưu kho không cần thiết, mà phải xác định mức dự trữ hợp l , đảm bảo trong công việc thiết kế được tiến hành thuận lợi.”
Kế hoạch này được lập trên cơ sở khả năng tài chính hiện có và mối quan hệ với các đối tác bên ngoài với nguyên tắc: huy động được nguồn vốn có khả năng cung ứng nhiều nhất với chi phí sử dụng vốn thấp nhát, từ bên trong ra bên ngoài.
“Trên cơ sở kế hoạch về nhu cầu vốn đã xây dựng, công ty phải xác định được nguồn tài trợ thích hợp sao cho kết cấu vốn là tối ưu. Để tăng được quy mô vốn trước hết công ty cần phải phát huy tối đa nội lực của mình bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản l chi phí tốt, từng bước nâng cao lợi nhuận, tạo lập một nguồn cung cấp vốn ổn định và an toàn. Công ty cần linh động khi sử dụng các quỹ như quỹ khấu hao, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi khen thưởng … Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm từ các quỹ này chỉ đáp ứng cho nhu cầu vốn tạm thời và thực hiện theo nguyên tắc có hoàn trả.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao, tuy tăng dần về số tiền nhưng lại giảm về tỷ trọng qua các năm (cuối năm 2016 tỷ trọng là 46.92%, đến cuối năm 2018 là 34.84%). Công ty cân thực hiện các cải tiến giúp tăng cao tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong thời gian tới. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này có điểm không thuận lợi là chi phí sử dụng vốn cao hơn chi phí của nợ. Việc này c ng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn.
Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích kinh tế:
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các số liệu kế toán, báo cáo tài chính, tổng kết kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán... và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai, triển vọng của công ty, khả năng thanh toán... Nhờ đó, tìm ra các giải pháp đúng đắn để kịp thời xử l các vấn đề về tài chính nhằm đảm bảo cho quá t nh sản xuất kinh doanh được thuận lợi đúng theo kế hoạch đã đề ra, nhằm giải quyết các mối quan tâm của nhiều người như: Ban Giám đốc Công ty, các nhà đầu tư, các chủ nợ, các nhân viên ngân hàng, các nhà Bảo hiểm... Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy
mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính công ty, nhưng thường liên quan tới nhau:
Đối với các nhà doanh nghiệp và các nhà quản trị, mối quan tâm hàng đầu của họ là lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra các nhà quản trị còn quan tâm tới các mục tiêu khác như: Tạo công ăn việc làm cho nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí ...Tuy nhiên, một doanh nghiệp có thể thực hiện các mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn là kinh doanh có lãi và thanh toán công nợ.
Đối với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay: Mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt quan tâm tới số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. Từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Triệu đồng thời họ cũng quan tâm tới số vốn chủ sở hữu vì số vốn này chính là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.
Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá: Họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng mua chịu hay không. Để đưa ra được quyết định họ cần phải biết được khả năng thanh toán của khách hàng hiện tại và trong thời gian tới.
Đối với các nhà đầu tư mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như: Các rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lời, khả năng thanh toán... Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Những điều đó bảo đảm sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh những nhóm người đó còn có những nhóm người khác cũng quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp như: Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các nhà phân tích tài chính...
Công ty cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ tình hình tài chính của các chi nhánh nhằm lành mạnh hoá công tác tài chính doanh
Tóm lại tổ chức tốt công tác kế toán là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản l , kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng hợp l các nguồn vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.”