Tổ chức này thành lập từ tháng 10-1942, do Nguyễn Hải Thần làm Chủ tịch và dưới sự chỉ đạo của Tư lệnh trưởng Đệ tứ chiến khu quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc tướng Trương Phát Khuê.

Một phần của tài liệu Tiểu sự, sự nghiệp Hồ Chí Minh (Trang 26 - 30)

trưởng Đệ tứ chiến khu quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc- tướng Trương Phát Khuê.

40 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 3, tr. 506.41 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 3, tr. 508. 41 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 3, tr. 508.

đồng minh để nắm tình hình nhằm đặt cách mạng nước ta trong bối cảnh chung của thế giới. Tháng 2-1945, Người đi Côn Minh tiếp xúc với người Mỹ và giới thiệu với Đồng minh về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh dạo của Việt Minh nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Đồng minh đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Cuối tháng 4-1945, Người về nước.

Đầu tháng 5-1945, để kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước, Hồ Chí Minh chuyển từ Pác Bó về Tân trào (Tuyên Quang) và chỉ thị thành lập Khu giải phóng.

Trước sự phát triển nhanh chóng của chiến tranh thế giới, Hồ Chí MInh đề nghị với Trung ương Đảng khẩn trương triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội đại biểu quốc dân, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, Người chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa và thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố Quân lệnh số 1, hạ lệnh khởi nghĩa.

Từ ngày 16 đến ngày 17- 8-1945, Hồ Chí Minh chủ trì Quốc dân Đại hội. Đại hội đã bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Người làm Chủ tịch.

Sau Đại hội Quốc dân, nhân danh Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam, Hồ Chí Minh gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa đến đồng bào cả nước, nêu rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh tụ Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, đồng bào cả nước đã đứng lên tiến hành nghĩa. Chỉ trong hơn 10 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công, lật đổ chế độ thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến hàng ngàn năm ở nước ta, đưa nước ta vào kỷ nguyên độc lập, tự do.

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và trở thành người sáng lập Nhà nước dân chủ mới ở nước ta.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám chứng tỏ đường lối cứu nước của Hồ Chí Minh và Đảng ta là đúng đắn. Đó cũng là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

1.7. LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀNCÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP MỸ (1945-1954)

1.7.1. Xây dựng và bảo vệ nền Cộng hoà Dân chủ, chuẩn bị khángchiến lâu dài (9/1945 – 12/1946) chiến lâu dài (9/1945 – 12/1946)

Cách mạng Tháng Tám thành công, nhưng nước ta ở trong tình thế vô cùng hiểm nghèo với những khó khăn chồng chất về mọi phương diện, trong khi quân nước ngoài, lấy danh nghĩa tước vũ khí quân Nhật kéo vào nước ta. Trước tình hình đó, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp Hội đồng Chính phủ và đưa ra 6 nhiệm vụ cấp bách để giải quyết những khó khăn của đất nước: giải quyết nạn đói; thanh toán nạn dốt; tổ chức tổng tuyển cử; giáo dục lại nhân dân theo tinh thần cần, kiệm, liêm, chính; bỏ các thứ thuế bóc lột vô nhân đạo và thực hiện tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết.

Thực hiện 6 nhiệm vụ trên, Người đề nghị phát động chiến dịch tăng gia sản xuất, mở cuộc quyên góp toàn quốc để cứu đói, đồng thời, phát động chiến dịch diệt giặc dốt và mở cuộc vận động đời sống mới. Về chính trị, để tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền, Người đề nghị xúc tiến càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cửu bầu Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp.

Các cuộc vận động trên đã tạo điều kiện toàn diện cho cuộc Tông tuyển cử thành công. Ngày 1-6-1946, cuộc Tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên ở nước ta được tổ chức thắng lợi. Hồ Chí Minh đạt số phiếu cao nhất: 98,4 % số phiếu bầu.

Ngày 2-3-1946, phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến và đứng ra lập Chính phủ mới.

Cùng với các hoạt động trên là hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm củng cố chính quyền mới thiết lập, xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị căn cứ địa cho cuộc kháng chiến, tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc nhằm tăng cường hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám. Người đã chỉ thị phát triển các tổ chức trong Mặt trận Việt Minh và thành lập thêm thêm các tổ chức mới. Theo sáng kiến của Người, ngày 29-5-1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên-Việt) được thành lập và sau đó đã thu nạp Đảng Xã hội Việt Nam (thành lập 27-7-1946) và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (thành lập 20-10-1946) vào Hội…

Đồng thời với việc giải quyết các nhiệm vụ trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo và trực tiếp thực hiện cuộc đấu tranh ngoại giao nhằm xác định vị thế hợp pháp, hợp hiến của nhà nước mới ở Việt Nam chống lại thù trong, giặc ngoài. Để chống lại âm mưu “diệt cộng cầm Hồ” của quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, cô lập bọn tay sai và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải dùng phương pháp đau đớn để cứu vãn tình thế là tuyên bố Đảng tự giải tán (thực chất là đưa Đảng ta vào hoạt động bí mật). Người đã kiên trì sách lược ngoại giao hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp, đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, chi viện cho kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và sau đó ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, hoà hoãn với Pháp để tống 20 vạn quân Tưởng về nước.

Để mở rộng mặt trận ngoại giao, đưa Việt Nam ra thế giới và trực tiếp chỉ đạo Hội nghị Phôngtelnơblô, ngày 31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành thăm chính thức nước Pháp. Khi Hội nghị Phôngtelnơblô tan vỡ, để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng trong nước và thể hiện thiện chí hòa bình, Người đã ký Tạm ước 14-9-1946.

Những hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giữ vững được thành quả Cách mạng Tháng Tám, giành thời gian để chuẩn bị cao nhất cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Trước hành động xâm lược ngày càng trắng trợn của của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (11-1946) nói rõ nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân là Kháng chiến và kiến quốc và nêu lên tư tưởng quân sự vê chiến tranh toàn dân, toàn diện trường kỳ nhưng nhất định thắng lợi.

Bên cạnh đó, Người đã tiến hành các hoạt động ngoại giao như gửi Lời kêu gọi đến các nước trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc yêu cầu góp phần “vãn hồi hòa bình trong một phần thế giới này, để cho Hiến chương Đại Tây Dương được tôn trong và để khôi phục lại những quyền cơ bản của Việt Nam là được thừa nhận độc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ”42. Đồng thời, Người cũng gửi thư cho Quốc hội và Chính phủ Pháp kêu gọi vãn hồi hòa bình để xây đắp sự cộng tác Pháp - Việt thân thuộc và lâu dài…

Tuy nhiên, thực dân Pháp đã lấy cớ để ra tối hậu thư đòi tước vũ khí tự vệ Hà Nội, đòi Chính phủ ta phải đình chỉ các hoạt động chuẩn bị kháng chiến. Mọi nỗ lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm duy trì hòa bình bị kẻ thù bác bỏ.

Trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp bất thường của Thường vụ Trung ương Đảng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định động viên sức người, sức của của dân tộc để tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiều ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

20 giờ ngày 19-12-1946, Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi. Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược bắt đầu.

Từ ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12 -1946 là giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm nguy

Một phần của tài liệu Tiểu sự, sự nghiệp Hồ Chí Minh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w