với thù trong giặc ngoài. Trong vô cùng khó khăn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏa sáng với những chủ trương, sách lược, biện pháp đúng đắn, sáng tạo trên các lĩnh vực để giữ vững thành quả cách mạng, chuẩn bị cho dân tộc vững vàng bước vào cuộc kháng chiến. Thực tế đó thể hiện bản lĩnh, trí tuệ thiên tài Hồ Chí Minh.
1.7.2. Lãnh đạo toàn dân kháng chiến, phá thế bao vây của địch
Chiến tranh đã đã bùng nổ, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên trì tìm kiếm khả năng vãn hồi hòa bình. Từ tháng 12-1946 đến tháng 3-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chính thức gửi thư kêu gọi Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp tìm mọi cách chấm dứt chiến tranh, nhưng không thành công.
Đứng trước sự tương quan lực lượng mà về tổ chức trang bị thì sự chênh lệch là có tính thời đại43, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ rõ vai trò to lớn của mình trong lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống xâm lược Pháp mà trước hết là xác định quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuôí cùng với việc hoạch định đúng đắn đường lối, phương châm cho cuộc kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với truyền thống dân tộc để vạch ra đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc với phương châm lâu dài và dựa vào sức mình là chính được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Trong những ngày tháng đầu của cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo việc di chuyển các lực lượng lên Việt Bắc và cuộc chiến đấu giữ chân địch tại Hà Nội. Bộ tham mưu và toàn bộ lực lượng của cuộc kháng chiến đã an toàn trước sự tấn công ồ ạt của Pháp.
Để kháng chiến thắng lợi, trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng lực lượng kháng chiến mà trước hết là công tác xây dựng Đảng, vì theo Người, Đảng như máy phát điện, máy mạnh thì đèn mới sáng. Đầu năm 1947, Người đã viết Thư gửi các đồng chí Bắc bộ nêu lên những ưu điểm, đồng thời chỉ rõ những khuyết điểm có hại đến kháng chiến như đầu óc bè phái, địa