43 Võ Nguyên Giáp: Chiến đấu trong vòng vây Nxb QĐND, Nxb Thanh niên, H, 1995, tr 35.
1.7.3. Lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợ
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi
Tháng 2-1951, trước sự phát triển mới của cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tiến hành một loạt các hoạt động trên các lĩnh vực nhằm thúc đẩy cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Vê chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng triệu tập Đại hội lần thứ hai của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày Báo cáo chính trị tại
Đại hội II của Đảng phân tích những biến đổi to lớn của tình hình thế giới, điểm qua những chặng đường kháng chiến đề ra những nhiệm vụ mới để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và tổ chức Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng.
Tiếp theo Đại hội Đảng là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo việc tổ chức Đại hội thống nhất Việt Minh và Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên Việt. Người được Đại hội bầu là Chủ tịch danh dự. Sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia chỉ đạo Hội nghị liên minh ba nước Đông Dương gồm mặt trận thông nhất dân tộc của Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm tăng cường hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương chống kẻ thù chung là thực dân Pháp.
Vê xây dựng hậu phương kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương “tăng gia sản xuất và tiết kiệm là để bồi dưỡng lực lượng ta, đặng tiêu
hao lực lượng địch. Tiêu hao lực lượng địch là để bồi dưỡng lực lượng ta. Cho nên, ba nhiệm vụ ấy phải tiến hành cùng nhau”44. Cùng với chủ trương tăng gia sản xuất là chủ trương của Người về thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu.
Cùng với lĩnh vực kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng việc “cần phải xây đắp một nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc thiết thực và rộng rãi để giúp sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của toàn dân” trên tinh thần “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” có “nhiệm vụ phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân”45.
Năm 1952, cuộc kháng chiến đã bước sang năm thứ 7, trong Đảng và quân đội đã phát sinh những biểu hiện không vững vàng về lập trường quan điểm (không thật thấu suốt quan điểm kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh..) và những biểu hiện sai phạm trong công tác và sinh hoạt (như quan liêu, công thần, tham ô, hủ hóa...). Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng trong Đảng và quân đội, phục vụ kháng chiến.
Từ đầu năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt tay vào viết 50 bài
Thường thức chính trị đăng trên báo Cứu Quốc. Những bài báo này cung cấp
cho cán độ, đảng viên những hiểu biết phổ thông về chính trị cần thiết nhất là về các vấn đề thuộc đường lối cách mạng, các tổ chức cách mạng như Đảng, Mặt trận, chính quyền.. và những quan niệm về thời đại mới, xã hội dân chủ mới ở nước ta - chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Những bài viết này nhằm làm cho mọi người “Hiểu rõ quy luật phát triển của xã hội, ra sức đấu tranh để thực hiện…”.
Để củng cố vững chắc hậu phương, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng phải nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân vì họ là đa số trong dân tộc và cũng là nền tảng của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ chống phong
44 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr. 368 45 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr. 368 45 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr. 368
kiến và đế quốc. Đặc biệt, khi cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn quyết định cần huy động sức người sức của phải bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân. Tại kì họp thứ ba, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày nêu rõ mục đích, đường lối, phương châm tiến hành cải cách ruộng đất. Tháng 12-1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất, Người đã theo dõi và uốn nắn những lệch lạc trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất đã thu được kết quả to lớn: hàng triệu nông dân có ruộng, đời sống được cải thiện đã hăng hái đóng góp cho kháng chiến, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.
Trước sự phát triển của cuộc kháng chiến của dân tộc ta, tháng 5-1953, Pháp và Mỹ vạch ra kế hoạch Nava dự định trong 18 tháng tiêu diệt phần lớn chủ lực ta, tạo cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng.
Tháng 8-1953, tại Tỉn Keo, Định Hóa (Thái Nguyên), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã quyết định chiến dịch Đông Xuân để đập tan kế hoạch Nava.
Tháng 12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ. Sau 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ngày 7-5-1954, quân đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng”của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nóc hầm chỉ huy của địch.
Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, theo đó các nước thừa nhận và tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia; ngừng bắn trên toàn bán đảo Đông Dương; quân Pháp rút về nước; vĩ tuyến 17 là ranh giới quân sự tạm thời giữa hai miền; sau hai năm sẽ tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.
Chín năm kháng chiến thần thánh của dân tộc đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó chính là thắng lợi của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quan và dân ta Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã phá tan thành trì của hệ thống nô dịch
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta và làm cho thế kỷ XX trở thành thế kỷ phi thực dân hóa.