Lãnh đạo cả nước chống đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam

Một phần của tài liệu Tiểu sự, sự nghiệp Hồ Chí Minh (Trang 40 - 42)

46 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr 499.

1.8.4. Lãnh đạo cả nước chống đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam

Bắc, giải phóng miền Nam

Chiến tranh đặc biệt bị thất bại, đếquốc Mỹ dựng lên sự kiện vịnh Bắc bộ (8-1964) lấy cớ ném bom miền Bắc (2-1965), đổ quân vào miền Nam (3- 1965) thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, đồng thời tiến hành một “chiến dịch hòa bình” trên thế giới để gây sức ép dư luận có lợi cho chúng. Quan hệ trong các nước và giữa các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng có diễn biến phức tạp nhất là quan hệ Xô - Trung đã bị Mỹ lợi dụng để tăng cường cuộc chiến tranh xâm lược ở nước ta.

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã tổ chức liên tiếp hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và 12 (12-1965) bàn về tình hình, nhiệm vụ cấp bách trước mắt, khẳng định quyết tâm và xác định đường lối chống Mỹ cứu nước cho cả hai miền Nam, Bắc.

Khẳng định rằng, tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa, sức mạnh của Mỹ là có giới hạn và Người chỉ rõ: việc Mỹ ném bom miền Bắc, đổ quân vào miền Nam, chứng tỏ thế yếu và là hành động tuyệt vọng như con thú bị thương nặng giãy dụa một cách hung tợn trước hơi thở cuối cùng. Phát biểu tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa III, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Lúc này, chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam” và xác định quyết tâm: “Tất cả chúng ta đoàn kết nhất trí triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!”.

Tháng 7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên chân lý nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là cương lĩnh chiến đấu của dân tộc, là lời hiệu triệu đoàn kết quốc tế đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, miền Bắc nhanh chóng chuyển hướng và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ, đồng thời giữ vững sản xuất làm tốt vai trò của hậu phương, hết sức chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế. Quân và dân miền Nam đã anh dũng kiên cường đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.

Trước thất bại của địch, tháng 12-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta Họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 13, quyết định mở mặt trận ngoại giao và sau đó quyết định tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào Tết Mậu Thân năm 1968.

Thắng lợi của cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã buộc Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc, ngồi vào bàn đám phán ở Pari, thay đổi sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, rút dần quân Mỹ ra khỏi miền Nam.

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng, để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta và bạn bè quốc tế bản Di chúc.

Bản Di chúc được viết từ ngày 10 đến 14 tháng 5-1965 và hàng năm đều được xem lại và bổ sung. Ngày 10-5-1969, Người xem và viết lại toàn bộ phần mở đầu của bản Di chúc.

Đây là văn kiện lịch sử kết tinh tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một con người đã hiến dâng cả cuộc đời cho độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam và nhân loại.

Di chúc khẳng định sự tất thắng của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của

nhân dân ta và vạch ra đường hướng cơ bản, toàn diện có tính cương lĩnh cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi. Đó là ánh sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi tới tương lai.

Kết luận chung:

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật trong sáng và vĩ đại. Từ người yêu nước trở thành người chiến sĩ cộng sản, Người đã lựa chọn tìm được con đường cách mạng phù hợp với sự tiến hóa, xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn, tạo nên những yếu tố cơ bản cho cách mạng Việt Nam và dẫn dắt cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tiểu sự, sự nghiệp Hồ Chí Minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w