Trong cuốn Khoa bảng Nghệ An, thống kê có 1164 người đỗ đạt, trong đó có 190 tiến sĩ và phó bảng, 145 tam trường, 318 hương cống (thời Lê), 595 cử nhân (thời Nguyễn) Nghệ An có những làng học nổi tiếng như

Một phần của tài liệu Tiểu sự, sự nghiệp Hồ Chí Minh (Trang 48 - 52)

tam trường, 318 hương cống (thời Lê), 595 cử nhân (thời Nguyễn). Nghệ An có những làng học nổi tiếng như Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu), Lý Trai, Như Lâm (Diễn Châu), Hoành Sơn, Trung Cầu (Nam Đàn)

48 Như Trạng nguyên Bạch Liêu, Hồ Tông Đốc, Thám hoa Nguyễn Văn Giai, Cao Quýnh. Tiến sĩ Ngô CôngTrạc, Ngô Trí Trạch, Phan Văn San - Phan Bội Châu, Lê Bá Đôn, Trần Văn Lương, Vương Thúc Qúy… Trạc, Ngô Trí Trạch, Phan Văn San - Phan Bội Châu, Lê Bá Đôn, Trần Văn Lương, Vương Thúc Qúy…

yếu tố tích cực, tiến bộ và có những yếu tố duy tâm, lạc hậu. Hồ Chí Minh phê phán, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, như: tư tưởng đẳng cấp, coi khinh lao động chân tay, coi khinh phụ nữ…; tiếp nhận những yếu tố tích cực, tiến bộ, đưa vào đó những nội dung và ý nghĩa mới, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng, như :

Quan niệm về một xã hội lý tưởng “thế giới đại đồng”. Khổng Tử nói “thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng”.

Quan niệm về triết lý nhân sinh, từ thiên tử đến thứ dân đều lấy tu thân làm gốc “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Quan niệm về đạo đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (thương yêu mọi người, ngay thẳng, thấy việc đáng làm thì làm, thấy điều đáng nói thì nói, không mưu tính cá nhân, tuân thủ những quy tắc ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội, hiểu được lẽ phải, giữ được chữ tín).

Đề cao việc học hành, chú trọng người hiền tài.

Quan niệm về thân dân, đối với người trị nước phải lấy dân làm gốc. Mạnh Tử nói: dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (dân là quý, sau đến xã tắc, vua coi nhẹ hơn); dân vừa có sức đẩy thuyền vừa có sức lật thuyền; được lòng dân thì bền vững, mất lòng dân thì sụp đổ.

Phật giáo:

Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm. Ngay khi Nho giáo đã trở thành quốc giáo, Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh trong nhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa Việt Nam, từ tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng đến phong tục tập quán, lối sống…Phật giáo cũng có những mặt hạn chế (tư tưởng an phận).

Hồ Chí Minh loại bỏ những yếu tố hạn chế của Phật giáo và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Phật giáo như :

Tư tưởng vị tha cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân Nếp sống có đạo đức, trong sạch, chăm lo làm việc thiện.

Tư tưởng hòa đồng (lục hòa )49

Phật giáo du nhập vào Việt Nam gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc đã hình thành dòng Phật “Thiền phái Trúc Lâm”, chủ trương sống gắn bó với cộng đồng, với dân với nước, với cuộc đấu tranh của dân tộc.

Hồ Chí Minh còn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Người tìm thấy ở trong đó “những điều thích hợp với điều kiện Việt Nam” (chống đế quốc và chống quân phiệt Nhật rõ rệt, thực hiện đoàn kết quốc tế). Tuy nhiên, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn vẫn nằm trong hệ tư tưởng tư sản, nên có nhiều hạn chế. Sau này, Hồ Chí Minh phát triển khái niệm độc lập, tự do, hạnh phúc lên một trình độ mới mang tính giai cấp, nhân dân và dân tộc.

Tư tưởng và văn hóa phương Tây

Ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh chủ yếu sống ở châu Âu, nên Người chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hóa phương Tây. Ngay từ khi còn học ở trường Tiểu học Vinh (Nghệ An), Đông Ba (Huế), rồi trường Quốc học Huế, Người đã làm quen với văn hóa Pháp. Khi xuất dương, đầu tiên Người đến Pháp - quê hương của lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, đồng thời cũng là trung tâm văn hóa, nghệ thuật của châu Âu; nơi các trào lưu triết học được hình thành tại đây. Sau đó, Người sang Mỹ, sống ở New York, làm thuê ở Bruclin, đến khu Haclem của người da đen; rồi Người đến Anh, gia nhập công đoàn thủy thủ và cùng với giai cấp công nhân Anh tham gia các cuộc biểu tình, đình công… Trên hành trình cứu nước ấy, Người đã tiếp thu tư tưởng và văn hóa phương Tây, làm giàu trí tuệ của mình:

Tư tưởng dân chủ của các nhà dân chủ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ17) như Vônte (Voltaire), Rútxô (Rousseau), Môngtétxkiơ( Montesquieu)… thể hiện trong các tác phẩm “Khế ước xã hội” của Rútxô (1762); “Tinh thần luật

49 Tư tưởng lục hòa: Thân hòa đồng trụ; giới hòa đồng tu; ý hòa đồng duyệt; ngôn hoà đồng hiệp; lợi hòa đồngquân; kiến hòa đồng giải. quân; kiến hòa đồng giải.

pháp” của Môngtétxkiơ (1748). Trong các tác phẩm này nội dung định hướng

cho việc xây dựng xã hội công dân (thể chế dân chủ, thiết chế dân chủ, chế độ dân chủ) và nhà nước pháp quyền (tam quyền phân lập) bảo đảm cho người công dân có tự do, bình đẳng; bước đầu hình thành được phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn.

Tư tưởng về quyền con người được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập của

nước Mỹ (1776), trong đó đề cập đến quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự

do, quyền mưu cầu hạnh phúc; tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, được ghi trong

Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp (1791), đề cập đến tư

tưởng nhân văn, giải phóng con người khỏi thần quyền và sự thống trị của những quan hệ phong kiến. Đồng thời, Người cũng chỉ ra những hạn chế và những nghịch lý đằng sau những lời lẽ hoa mỹ đó là sự bất bình đẳng và nghèo đói của những người lao động, là nạn phân biệt chủng tộc đối với những người da đen…“tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”.

Lòng nhân ái cao cả của Thiên chúa giáo.

Tóm lại, Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ

của thời đại, phương Đông và phương Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.

2.1.2.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin.

Đây là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, là nguồn gốc lý luận chủ yếu quyết định bước phát triển về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh .

Chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, là chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất, khoa học nhất; là cẩm nang thần kỳ, là kim chỉ nam, là mặt trời soi sáng con đường đấu tranh đến thắng lợi.

Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng đã giúp cho Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc

những nhân tố tích cực, tiến bộ của tư tưởng, văn hóa truyền thống dân tộc cũng như tinh hoa văn hóa nhân loại; phân tích rút ra những kinh nghiệm của các phong trào yêu nước ở Việt Nam cũng như các cuộc cách mạng trên thế giới về đường lối, về phương pháp; giúp Hồ Chí Minh nhận thức và tìm ra con đường cách mạng lật đổ ách bóc lột và xây dựng chủ nghĩa cộng sản; đưa Hồ Chí Minh vượt hẳn lên so với những người yêu nước cùng thời, khắc phục căn bản sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam .

Chủ nghĩa Mác - Lênin giúp Hồ Chí Minh nâng cao khả năng tư duy độc lập tự chủ sáng tạo, không sao chép, giáo điều, rập khuôn, mà tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với thực tiễn. Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin là nắm lấy cái cốt, cái tinh thần, cái bản chất, chứ không lệ thuộc từng câu, từng chữ; Hồ Chí Minh dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích, vận dụng vào thực tiễn, để có những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Thái độ của Hồ Chí Minh đối với các học thuyết tôn giáo, Người viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân; tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả; chủ nghĩa Mác - Lênin có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng; chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng những đã có những ưu điểm chung đó sao. Họ đều muốn hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau một cách rất hoàn mỹ như những người bạn thân.Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”50

2.1.3. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân Hồ ChíMinh. Minh.

Hồ Chí Minh là người có tấm lòng yêu nước, thương dân, tin ở sức mạnh của quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Tiểu sự, sự nghiệp Hồ Chí Minh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w