43 Võ Nguyên Giáp: Chiến đấu trong vòng vây Nxb QĐND, Nxb Thanh niên, H, 1995, tr 35.
1.8.1. Xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Ngày 15-10-1954, sau 9 năm trên chiến khu lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thức dân Pháp và can thiệp Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh về đên Hà Nội và bắt đầu lãnh đạo cách mạng nước ta trong hoàn cảnh mới của trong nước và quốc tế.
Để tạo cơ sở tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung lãnh đạo củng cố miền Bắc về mọi mặt mà trước hết là khôi phục kinh tế, theo dõi và khắc phục những sai lầm trong quá trình 5 năm tiến hành cải cách ruộng đất ở miền Bắc.
Tại hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa II (9-1956), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc tự phê bình về sai lầm trong cải cách ruộng đất và tự “nhận trách nhiệm trong lúc sóng gió này…”. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Để khôi phục kinh tế ở một nước nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm tới việc tổ chức lại lối làm ăn ở nông thôn mà trước mắt là xây dựng và phát triển tổ đổi công, trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ góp phần đưa nông dân vào con đường làm ăn có tổ chức, có lãnh đạo để phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của đa số nhân dân là nông dân. Mặt khác, Người cũng rất chú trọng tới lĩnh vực công nghiệp, nhấn mạnh đến vai trò làm chủ của giai cấp công nhân trong xã hội mới và chỉ ra những vấn đề về phân phối theo lao động của chủ nghĩa xã hội, coi khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội thích hợp với điều kiện của nước ta…
Để đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế phát triển văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng trong đó phải tăng cường tập thể lãnh đạo và mở rộng dân chủ, thực hiện tốt nguyên tắc sinh hoạt và phát triển Đảng, tăng cường tư phê bình và phê bình. Trên phương diện lý luận, từ thực tiễn thắng lợi trong những năm khôi phục kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bước khẳng định: từ khi hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nước ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội - đó là “con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngăn cản nổi”46. Người đã bước đầu chỉ ra đặc trưng bản chất và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ.
Cùng với nhiệm vụ lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ, đồng thời lãnh đạo mở rộng và củng cố hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
Tháng 9-1955, Mặt trận Liên Việt đổi tên thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Người được tôn vinh là Chủ tịch danh dự.
Từ năm 1955-1957, Người tiến hành một loạt chuyến đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa, tham dự Hội nghị quốc tế các đảng cộng sản và công nhân quốc tế ở Matxcơva (1957) nhằm tăng cường sự ủng hộ quốc tế với cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Từ cuối năm 1958 đến đầu năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã liên tiếp tổ chức các Hội nghị Trung ương (14, 15, 16) để bàn về đường lơi cách mạng cả nước và nhiệm vụ của mỗi miền. Người đã cùng Ban Chấp hành Trung ương làm rõ thêm đường lối và nhiệm vụ cách mạng nước ta là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam với mối quan hệ khăng khí giữa hai nhiệm vụ. Người nói: Xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì đấu tranh thống nhất nước nhà nhất định thắng lợi. Tại kì họp lần thứ 11 của Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày đường lối chung tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đã nhấn mạnh tới tính chất lâu dài, gian khổ của cách mạng xã hội