Có lập trường kiên định vững vàng, có trí thông minh sắc sảo nhạy bén với cái mới.
Có tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo.
Có vốn tri thức và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đi nhiều nơi, thuộc các châu lục khác nhau, ở các trung tâm văn minh lớn của thế giới, chứng kiến nhiều biến cố lớn trong đời sống chính trị của các nước.
Mẫu mực về đạo đức, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Có tinh thần quốc tế trong sáng.
Chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc và nhân loại thành tư tưởng đặc sắc của mình.
2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNGHCM. HCM.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không thể hình thành ngay một lúc mà trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình phát triển của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Căn cứ vào hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể chia quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh ra 5 thời kỳ.
2.2.1. Thời kỳ từ tháng 6-1911 về trước: Là thời kỳ hình thành tưtưởng yêu nước và chí hướng cứu nước. tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước.
Nguyễn Tất Thành tiếp nhận truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Được gia đình, quê hương, dân tộc trang bị cho những hiểu biết về vốn văn hóa Quốc học và Hán học.
Chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân và phong trào yêu nước của dân tộc.
Hình thành ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
2.2.2.Thời kỳ từ tháng 6-1911 đến tháng 12-1920: Thời kỳ khảo sát thực tiễn và đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Nguyễn Ái Quốc bôn ba khắp các châu lục, tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị , xã hội và các cuộc cách mạng lớn của các nước trên thế giới.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với Sơ thảo Luận cương về
những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, tìm ra con đường cứu nước cho
dân tộc.
Tham gia Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Thể hiện bước chuyển về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin; từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp; từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
2.2.3.Thời kỳ từ 1921 đến 1930: Thời kỳ hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
Là thời kỳ hoạt động sôi nổi, phong phú của Nguyễn Ái Quốc: Từ năm 1921 đến giữa năm 1923, Người hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc
địa của Đảng Cộng sản Pháp; Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất
bản báo Le Paria (Người cùng khổ) nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa ;
Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, tham dự Đại hội Quốc tế Nông dân, Quốc tế Công hội đỏ, Quốc tế Thanh niên, Đại hội V Quốc tế Cộng sản…
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), tổ chức ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ đưa về nước hoạt động;Viết tác phẩm Bản
án chế độ thực dân pháp (1925), tác phẩm Đường kách mệnh (1927); hoạt động
gây cơ sở cách mạng ở Thái Lan (1928-1929); Hợp nhất các tổ chức cộng sản,thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thảo Chánh cương, Sách lược vắn tắt
của Đảng (1930).
Đây là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành cơ bản, thể hiện:
Mục tiêu cách mạng: Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để đi tới chủ nghĩa cộng sản (ĐLDT-CNXH).
Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đổ đế quốc và phong kiến giành độc lập dân tộc (phản đế và phản phong).
Lực lượng cách mạng: Toàn thể dân tộc Việt Nam, trong đó công, nông là gốc cách mạng.
Lực lượng lãnh đạo cách mạng: Giai cấp công nhân, đội tiền phong là Đảng cộng sản, được trang bị lý luận tiên tiến là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Phương pháp cách mạng: Dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, kết hợp các lực lượng, các hình thức đấu tranh (quân sự, chính trị, binh vận…)
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
2.2.4. Thời kỳ từ 1930 đến 1941: Thời kỳ Nguyễn Ái Quốc gặpnhững khó khăn thử thách, song luôn kiên trì con đường đã chọn. những khó khăn thử thách, song luôn kiên trì con đường đã chọn.
Do Quốc tế Cộng sản không nắm được tình hình thực tế ở các thuộc địa, nhất là ở phương Đông và Việt Nam, lại bị chi phối bởi quan điểm “tả” khuynh đang ngự trị lúc bấy giờ, nên Quốc tế Cộng sản đã phê phán đường lối của Hồ Chí Minh nêu ra trong Hội nghị hợp nhất (phê phán Chánh cương, Sách lược vắn tắt, về đối tượng, lực lượng cách mạng).
Sau cách mạng tháng Mười Nga, Quốc tế Cộng sản đã nhận định quá lạc quan về tình hình, cho rằng phong trào cách mạng sẽ phát triển cực nhanh, chỉ một năm nữa châu Âu sẽ diễn ra cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản, rằng một năm nữa châu Âu sẽ là châu Âu cộng sản; rằng chủ nghĩa đế quốc đang mâu thuẫn sâu sắc, do đó các Đảng Cộng sản phải đấu tranh chống mọi khuynh hướng sai lầm, chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh. Đối với các nước thuộc địa, Quốc tế Cộng sản chủ trương làm cách mạng dân chủ tư sản, chống đế quốc và cách mạng ruộng đất, thành lập chính quyền công nông theo kiểu Xô viết.
Riêng đối với Đông Dương, Quốc tế Cộng sản cho rằng cách mạng Đông Dương phải là một cuộc cách mạng ruộng đất và phản đế; động lực của
cách mạng là công nhân và nông dân. Quốc tế Cộng sản chưa nhìn nhận đúng khả năng, lực lượng của các giai cấp tầng lớp khác, như tư sản dân tộc, phú nông (không chủ trương liên minh với họ ), Tiểu tư sản, tiểu thương (ít có tinh thần cách mạng, và không nên xem họ là động lực cách mạng), về tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương (không phải là Đảng Cộng sản Việt Nam ).
Tại Hội nghị tháng 10-1930, theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Đảng ta ra nghị quyết thủ tiêu Chánh cương, Sách lược vắn tắt và đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương.
Quốc tế Cộng sản cho rằng Nguyễn Ái Quốc sai lầm về chính trị, là hữu khuynh, dân tộc chủ nghĩa, nên không bố trí công việc cho Người “8 năm Người ở trong tình trạng không hoạt động gì”51.
Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới mới đang đến gần, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935), đã có sự điều chỉnh chuyển hướng về sách lược, chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ chống phát xít. Ở Việt Nam, đến Hội nghi Trung ương sáu (11-1939), Đảng ta mới có sự điều chỉnh dần dần trở lại đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2.5. Thời kỳ từ 1941 đến 1969: Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minhđược hoàn thiện, phát triển và thể hiện thắng lợi trong thực tiễn cách mạng được hoàn thiện, phát triển và thể hiện thắng lợi trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chủ trì Hội nghị Trung ương tám (5-1941), đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, lập ra Mặt trận Việt Minh, thực hiện đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông.
Năm 1945, Người lãnh đạo Cách mạng Tháng 8 thành công.
Năm 1946-1954, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Năm 1954-1969, lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.