Những điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tiểu sự, sự nghiệp Hồ Chí Minh (Trang 42 - 46)

46 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr 499.

2.1.1. Những điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1.1.1. Điều kiện lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn bạc nhược, lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng, từng bước thừa nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc

địa nửa phong kiến. Trong xã hội Việt Nam có 2 mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với bọn phong kiến (chủ yếu là địa chủ). Trong đó, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai là mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu cần phải được giải quyết.

Các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp và phong kiến nổi lên mạnh mẽ khắp cả nước, chủ yếu theo hai xu hướng:

Phong trào mang ý thức hệ phong kiến, như các cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định (1859-1864), Trương Quyền (1864-1867), Phan Đình Phùng (1885-1895), Hoàng Hoa Thám (1888-1913), Nguyễn Thái Học (1930)…

Phong trào mang xu hướng dân chủ tư sản, như phong trào Đông du của Phan Bội Châu (1908-1909), đưa thanh niên sang Nhật học, dựa vào Nhật để đánh Pháp; phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh (Khai dân trí-lập trường học phát triển giáo dục; Chấn dân khí - diễn thuyết nói chuyện; Hậu dân sinh - phát triển kinh tế ); phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907-1908), mở trường dạy chữ quốc ngữ giáo dục lòng yêu nước.

Ngoài ra còn có các cuộc khởi nghĩa của nông dân (khởi nghĩa của nông dân toàn quốc - còn gọi là cuộc khởi nghĩa của những anh em tóc ngắn, năm 1908), khởi nghĩa của bính lính (cuộc đầu độc người Pháp của binh sĩ ở Hà nội, năm1910), khởi nghĩa của Lương Ngọc Quyến ở Thái Nguyên (1915), khởi nghĩa của vua Duy Tân (1916)…

Các phong trào này đều lần lượt thất bại. Nguyên nhân là do chưa có một đường lối rõ ràng; chưa lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia; chủ yếu do các sĩ phu phong kiến lãnh đạo.Tóm lại, là sự bế tắc về con đường cứu nước. Lịch sử Việt Nam đòi hỏi con đường cứu nước mới.

2.1.1.2. Điều kiện về gia đình và quê hương của Hồ Chí Minh

Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân

phụ của Người là một nhà Nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt qua gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thương dân của cụ Bảng Sắc đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành. Sau này, những tư tưởng học được ở người cha, bắt gặp trào lưu tư tưởng mới của thời đại đã được Nguyễn Ái Quốc nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình.

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên tại quê hương Nam Đàn, Nghệ An, một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Trong hơn ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân Nghệ An đã tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh chống xâm lược ngoại bang giành độc lập cho dân tộc. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các văn thân cùng nhân dân Nghệ An quyết tâm đứng lên đánh cả Triều lẫn Tây. Đầu thế kỷ XX, nhân dân Nghệ An tích cực tham gia vào các phong trào Cần Vương, Duy Tân, Đông du, Đông kinh nghĩa thục.

Kim Liên - quê nội của Hồ Chí Minh có Vương Thúc Mậu tham gia vào phong trào Cần Vương, ông đã đứng ra thành lập đội quân mang tên Chung nghĩa binh (đội quân núi Chung) đánh nhau với Pháp nhiều trận và đã anh dũng hy sinh. Con ông là Vương Thúc Qúy tham gia vào phong trào Đông du. Ở Hoàng Trù - quê ngoại của Hồ Chí Minh có ông Hoàng Xuân Hành tham gia vào phong trào Văn thân và phong trào Yên thế.

Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã tận mắt chứng kiến nỗi khổ nhục của người dân nô lệ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực và tội ác của bọn thực dân phong kiến đối với những người dân yêu nước (bắt nhân dân Nghệ An đi làm con đường Cửa Rào - Trấn Ninh năm 1904). Những năm sống ở Huế, anh đã chứng kiến thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều. Với hoài bão là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được hạnh phúc ấm no, đã thôi thúc anh quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới.

Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền (chủ nghĩa đế quốc), đã xác lập sự thống trị của chúng trên phạm vi thế giới. Bên trong nước thì chúng tăng cường bóc lột công nhân và nhân dân lao động, bên ngoài thì chúng tranh giành, xâu xé nô dịch nhân dân các nước và các dân tộc nhỏ yếu dẫn đến hệ thống thuộc địa hình thành. Ngoài mâu thuẫn vốn có ở các nước tư bản là mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, giữa đế quốc với đế quốc, đã xuất hiện mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, thực dân với nhân dân và dân tộc các nước bị xâm lược. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân và gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế.

Sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á mở đầu bằng cách mạng Nga 1905 đã tạo nên một cao trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở các nước phương Đông đòi các quyền dân sinh dân chủ (Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia).

Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nhằm chia lại thị trường. Gánh nặng của cuộc chiến tranh đè nặng lên số phận của nhân dân lao động ở cả chính quốc và thuộc địa, thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước.

Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), ảnh hưởng của nó lan rộng khắp thế giới, mở ra một thời đại mới – thời đại chống đế quốc, giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

Quốc tế Cộng sản thành lập (1919) đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, thành lập Đảng Cộng sản ở các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng ở các nước đi đúng hướng. Đánh dấu bước phát triển mới về chất của phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới.

Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920) đã chỉ ra con đường giải phóng cho các dân tộc: Con đường cách mạng vô sản.

Một phần của tài liệu Tiểu sự, sự nghiệp Hồ Chí Minh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w