6. Kết cấu đề tài
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
2.2.2. Công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV-CN Thanh Xuân
đắp rủi ro tín dụng của Chi nhánh rất cao, đảm bảo nếu có rủi ro tín dụng xảy ra thì vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của BIDV – CN Thanh Xuân do sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp các khoản nợ xấu. Cụ thể hệ số bù đắp rủi ro tín dụng năm 2018 là 4,8, năm 2019 là 6,89, đến năm 2020 hệ số này giảm xuống còn 3,16 là do một phần nợ xấu đã được hạch toán đưa ra ngoại bảng để theo dõi thu hồi nợ. Khoản nợ xấu này vẫn chưa được xử lý triệt để, là gánh nặng của Chi nhánh trong các năm tiếp theo.
2.2.2. Công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV - CN Thanh Xuân Thanh Xuân
Tổ chức vận hành công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – CN Thanh Xuân tập trung đầu mối tại phòng Quản lý rủi ro. Phòng quản lý rủi ro chịu sự giám sát chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, đồng thời có liên hệ trực tuyến với Ban quản lý RRTD và Ban quản lý Rủi Ro Thị Trường và Tác Nghiệp tại Hội sở chính. Bên cạnh đó, mối quan hệ tương hỗ với các phòng ban khác, đặc biệt Phòng QHKH và phòng Quản trị tín dụng tăng cường hơn nữa công tác Quản trị RRTD tại BIDV.
- Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp; phòng chống rửa tiền, xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ; thực hiện thanh toán quốc tế…
- Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng là cá nhân; kiểm tra tính đúng đắn, đầy đủ các chứng từ giao dịch; quản lý lưu trữ hồ sơ thông tin…
- Phòng Quản lý rủi ro: Đề xuất chính sách, biện pháp và nâng cao chất lượng tín dụng; quản lý rà soát, phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của CN; Giám sát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; công tác quản lý rủi ro tác nghiệp; phối hợp phòng giao dịch khách hàng giải quyết khoản nợ có vấn đề…
- Phòng Quản trị tín dụng: Thực hiện tác nghiệp, quản trị cho vay; tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng Quan hệ khách hàng.
Nhìn chung, mô hình được xây dựng và vân hành theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bộ phận quản lý rủi ro được hình thành độc lập tại Hội sở và từng Chi nhánh, có mối quan hệ trực tuyến với nhau, thuận lợi cho công tác theo dõi giám sát rủi ro tín dụng cũng như đề xuất ban hành các chính sách, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng.