Tình hình dư nợ tín dụng giai đoạn 2018 – 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam CN thanh xuân (Trang 58 - 65)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung dài hạn

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2018 – 2020 tại BIDV-CN Thanh Xuân)

Hoạt động tín dụng của BIDV – CN Thanh Xuân trong 3 năm gần đây có nhiều biến động, nhưng nhìn chung là tăng liên tục qua các năm. Năm 2019 đạt 14.500 tỷ đồng, tăng 1.550 tỷ so với năm 2018 (tương ứng 12%). Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 31%, tăng nhiều so với năm 2019. Điều này một phần là do chính sách áp trần lãi suất của NHNN, một phần là do BIDV có thế mạnh trong những lĩnh vực ưu tiên được Nhà nước chú trọng phát triển như xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đơn vị: % 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0

Hình 2.4: Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn giai đoạn 2018 – 2020

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo KQHĐKD tại BIDV- CN Thanh Xuân) Bên

cạnh đó, trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân, tuy đa dạng ngành nghề cho vay nhưng chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là tín dụng trung dài hạn. Các năm 2018, 2019 và 2020 đạt 6.120, 6.180, 9.840 tỷ đồng (tương ứng chiếm tỷ trọng là 47,25%,

42,6%, và 51,8%). Đặc biệt, tính riêng tín dụng trung dài hạn năm 2020 đạt 9.840 tỷ đồng, tăng 3.670 tỷ so với năm 2019 (tương ứng 59%), đã đóng góp chủ yếu trong tốc độ tăng trưởng tín dụng 31% của năm 2020. Điều này là do Chi nhánh lựa chọn, tập trung đầu tư vào các dự án trung dài hạn được đánh giá là có hiệu quả trong các lĩnh vực về thủy điện, xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, xây dựng nhà xưởng…; đối với cho vay bán lẻ tập trung vào các sản phẩm vay lương, vay mua nhà, ôtô,… Từ đó, tạo nên sự ổn định trong doanh thu cho Chi nhánh những năm tiếp theo.

Đơn vị: % 1.2 1 28.00% 0.8 0.6 0.4 72.00% 0.2 0 2018

Hình 2.5: Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo KQHĐKD tại BIDV- CN Thanh Xuân) Cơ cấu

dư nợ cho vay theo danh mục các ngành nghề kinh tế hiện nay tại ngân hàng rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn tập trung hướng tới những lĩnh vực cơ sở hạ tầng cần nguồn vốn lớn để đầu tư và phát triển, đúng như phương

châm định hướng hoạt động của BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đơn vị: % 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0

Hình 2.6: Mức độ tập trung tín dụng theo ngành kinh tế năm 2018 – 2020

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo KQHĐKD tại BIDV- CN Thanh Xuân) Dư nợ

công nghiệp sản xuất chiếm 34,88% (2019) tăng lên 47,75% (2020), chủ yếu là cho vay trong lĩnh vực thủy điện: sản xuất và phân phối điện (dư nợ đạt 339.690 tỷ đồng năm 2019 tăng lên 881.430 tỷ đồng năm 2020). Dư nợ thương mại dịch vụ chiếm 43,28% (2019) giảm xuống 39,24% (2020), mặc dù tỷ trọng giảm nhưng nếu xét theo số liệu tuyệt đối thì dư nợ thương mại dịch vụ vẫn tăng rất mạnh (dư nợ tăng từ 5.600 tỷ đồng lên 8.540 tỷ đồng, tăng trên 50% tương ứng tăng 2.930 tỷ đồng). Dư nợ đối với lĩnh vực xây dựng và bất động sản duy trì ổn định trong 2 năm 2019, 2020, điều này cũng là xu thế tất yếu khi thị trường trong ngành này được đánh giá bị đóng băng và khá ảm

Vốn đầu tư tín dụng trên đã thực sự có hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cũng như các nhu cầu cần thiết khác, góp phần nâng cao đời sống, sinh hoạt cho nhân dân. Thể hiện tính đúng đắn, đa dạng trong chính sách tín dụng của BIDV.

2.2.1.2. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam CN thanh xuân (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w