Nhận diện và đo lường RRTD tại BIDV-CN Thanh Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam CN thanh xuân (Trang 57 - 73)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

2.2.1. Nhận diện và đo lường RRTD tại BIDV-CN Thanh Xuân

Dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý theo trình tự: (1) Từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp;

(2) trưởng phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê cán bộ phòng gửi về Phòng Quản lý rủi ro; (3) Phòng Quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn Chi nhánh và trình Ban giám đốc phê duyệt; (4) Sau khi được phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ được gửi về Ban Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường để tổng hợp cho toàn hệ thống. Dấu hiệu rủi ro được thống kê theo số

lượng phát sinh và có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Sau khi tổng hợp được các dấu hiệu rủi ro tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro tiến hành đánh giá xếp loại rủi ro.

Quy trình được xây dựng rất chi tiết, khoa học có thể đánh giá cụ thể tầm quan trọng, mức độ phức tạp của rủi ro và lịch sử tần suất rủi ro trong chi nhánh qua đó có chính sách điều hành phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Tuy nhiên, có thể nhận thấy công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại BIDV – CN Thanh Xuân chưa chủ động và chưa đi vào các dấu hiệu trực tiếp phản ánh rủi ro của khách hàng thông qua tình hình thực tế kinh doanh của khách hàng.

2.2.1.1. Mức độ tập trung tín dụng

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng là lĩnh vực dễ xảy ra rủi ro nhiều nhất cho hoạt động ngân hàng. Hoạt động kinh doanh hiện nay của BIDV–Chi nhánh Thanh Xuân không nằm ngoài quy luật đó. Nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh là làm sao có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và đem lại lợi nhuận, nhưng đồng thời cũng phải có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra trong lĩnh vực cho vay.

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ tín dụng giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung dài hạn

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2018 – 2020 tại BIDV-CN Thanh Xuân)

Hoạt động tín dụng của BIDV – CN Thanh Xuân trong 3 năm gần đây có nhiều biến động, nhưng nhìn chung là tăng liên tục qua các năm. Năm 2019 đạt 14.500 tỷ đồng, tăng 1.550 tỷ so với năm 2018 (tương ứng 12%). Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 31%, tăng nhiều so với năm 2019. Điều này một phần là do chính sách áp trần lãi suất của NHNN, một phần là do BIDV có thế mạnh trong những lĩnh vực ưu tiên được Nhà nước chú trọng phát triển như xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đơn vị: % 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0

Hình 2.4: Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn giai đoạn 2018 – 2020

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo KQHĐKD tại BIDV- CN Thanh Xuân) Bên

cạnh đó, trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân, tuy đa dạng ngành nghề cho vay nhưng chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là tín dụng trung dài hạn. Các năm 2018, 2019 và 2020 đạt 6.120, 6.180, 9.840 tỷ đồng (tương ứng chiếm tỷ trọng là 47,25%,

42,6%, và 51,8%). Đặc biệt, tính riêng tín dụng trung dài hạn năm 2020 đạt 9.840 tỷ đồng, tăng 3.670 tỷ so với năm 2019 (tương ứng 59%), đã đóng góp chủ yếu trong tốc độ tăng trưởng tín dụng 31% của năm 2020. Điều này là do Chi nhánh lựa chọn, tập trung đầu tư vào các dự án trung dài hạn được đánh giá là có hiệu quả trong các lĩnh vực về thủy điện, xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, xây dựng nhà xưởng…; đối với cho vay bán lẻ tập trung vào các sản phẩm vay lương, vay mua nhà, ôtô,… Từ đó, tạo nên sự ổn định trong doanh thu cho Chi nhánh những năm tiếp theo.

Đơn vị: % 1.2 1 28.00% 0.8 0.6 0.4 72.00% 0.2 0 2018

Hình 2.5: Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo KQHĐKD tại BIDV- CN Thanh Xuân) Cơ cấu

dư nợ cho vay theo danh mục các ngành nghề kinh tế hiện nay tại ngân hàng rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn tập trung hướng tới những lĩnh vực cơ sở hạ tầng cần nguồn vốn lớn để đầu tư và phát triển, đúng như phương

châm định hướng hoạt động của BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đơn vị: % 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0

Hình 2.6: Mức độ tập trung tín dụng theo ngành kinh tế năm 2018 – 2020

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo KQHĐKD tại BIDV- CN Thanh Xuân) Dư nợ

công nghiệp sản xuất chiếm 34,88% (2019) tăng lên 47,75% (2020), chủ yếu là cho vay trong lĩnh vực thủy điện: sản xuất và phân phối điện (dư nợ đạt 339.690 tỷ đồng năm 2019 tăng lên 881.430 tỷ đồng năm 2020). Dư nợ thương mại dịch vụ chiếm 43,28% (2019) giảm xuống 39,24% (2020), mặc dù tỷ trọng giảm nhưng nếu xét theo số liệu tuyệt đối thì dư nợ thương mại dịch vụ vẫn tăng rất mạnh (dư nợ tăng từ 5.600 tỷ đồng lên 8.540 tỷ đồng, tăng trên 50% tương ứng tăng 2.930 tỷ đồng). Dư nợ đối với lĩnh vực xây dựng và bất động sản duy trì ổn định trong 2 năm 2019, 2020, điều này cũng là xu thế tất yếu khi thị trường trong ngành này được đánh giá bị đóng băng và khá ảm

Vốn đầu tư tín dụng trên đã thực sự có hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cũng như các nhu cầu cần thiết khác, góp phần nâng cao đời sống, sinh hoạt cho nhân dân. Thể hiện tính đúng đắn, đa dạng trong chính sách tín dụng của BIDV.

2.2.1.2. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu:

Bảng 2.2: Tình hình phân loại nợ giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Tổng dư nợ Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nợ xấu Tỷ lệ nợ nhóm 2(%) Tỷ lệ nợ xấu(%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2018 – 2020 tại BIDV-CN Thanh Xuân) Dù

đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng nhưng trên thực tế vấn đề nợ xấu cũng là một vấn đề mà Chi nhánh cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Do đó, để đánh giá rủi ro tín dụng tác giả sẽ đi vào phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng.

Chất lượng tín dụng của BIDV – CN Thanh Xuân nhìn chung được đánh giá là tương đối tốt. Đồng thời cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 (12%) và năm 2020 (31%) thì tốc độ tăng trưởng dư nợ nhóm 1 cũng tăng tương ứng năm 2019 là 11% và năm 2020 là 39%. Điều này thể hiện các khoản cho vay của Chi nhánh đa phần đều được phân loại nợ nhóm

1. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong cả 3 năm gần đây đều nhỏ hơn 1% (tương ứng các năm 2018, 2019, 2020 là 0,4%, 0,6% và 0,5%) cho thấy dấu hiệu khả quan trong thực trạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

Tuy nhiên, nếu xét riêng chỉ tiêu nợ xấu: Về số tuyệt đối năm 2019 tăng đột biến từ 52 tỷ lên 87 tỷ đồng, tăng 35 tỷ so với năm 2018 (tăng 68%). Năm 2020 nợ xấu vẫn tiếp tục tăng thêm 8 tỷ đồng và đạt 9,5 tỷ (tăng 9% so với năm 2019). Mặc dù tỷ lệ nợ xấu năm 2020 chỉ đạt 0,5%, giảm 0,1 so với năm 2019 (0,6%) nhưng đó là do tổng dư nợ của Chi nhánh tăng mạnh, và chủ yếu là tăng dư nợ trung dài hạn. Nên có thể các khoản nợ xấu chưa bộc lộ rõ, điều này thể hiện sự tiềm ẩn về rủi ro tín dụng trong tương lai, đòi hỏi sự cần thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN và thông tư 14/2018/TT-NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn năm giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Tỷ lệ nợ nhóm 2 (%) Tỷ lệ nợ xấu (%)

Qua bảng trên ta thấy, số dư nợ quá hạn biến động mạnh trong 3 năm qua. Từ 130 tỷ đồng năm 2018, tăng lên 900 tỷ trong năm 2019 (tăng 592% tương ứng 770 tỷ đồng), tăng gấp gần 6 lần. Điều này thể hiện hàng loạt các khoản vay của BIDV – CN Thanh Xuân đều bị quá hạn, thực trạng rủi ro tín dụng đang trong tình trạng đáng báo động, lý giải vì sao nợ xấu năm 2019 tăng đột biến theo (tăng 68%).

Tuy nhiên sang năm 2016, lại giảm 200 tỷ đồng (giảm 22%), còn 700 tỷ. Khi mà nợ xấu vẫn tiếp tục tăng thì việc giảm dư nợ quá hạn phần lớn là do việc giảm dư nợ nhóm 2 (từ 1.480 tỷ xuống còn 970 tỷ). Bên cạnh đó, nếu xét tương quan thì tỷ lệ nợ quá hạn (1%, 6%, 4%) luôn cao gấp nhiều lần so với tỷ lệ nợ xấu (0.4%, 0.6%, 0.5%). Điều này thể hiện trong 3 năm qua BIDV – CN Thanh Xuân đã liên tục phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ) cho khách hàng, đồng thời sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu, nhằm mục đích cải thiện chất lượng tín dụng.

2.2.1.3. Tình hình rủi ro mất vốn

- Tỷ lệ dự phòng tín dụng

Bảng 2.4: Tỷ lệ trích dự phòng RRTD giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

(tỷ đồng)

Dự phòng rủi ro được trích lập tăng mạnh vào năm 2019, đạt 600 tỷ đồng, tăng 350 tỷ tương ứng tăng 140% so với năm 2018. Mặt khác, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro năm 2018 là 2% đã tăng lên 4% vào năm 2019. Điều này phản ánh tỷ trọng nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, số tiền trích lập dự phòng rủi ro càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của Chi nhánh giảm sút , đồng thời làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của BIDV – CN Thanh Xuân. Sang năm 2020, mức dự phòng rủi ro giảm còn 300 tỷ, thể hiện một phần nợ xấu đã được xử lý.

- Tỷ lệ mất vốn:

Bảng 2.5: Tỷ lệ mất vốn năm giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

(tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 – 2020 tại BIDV-CN Thanh Xuân) Năm

2019, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã xảy ra rủi ro và dẫn đến mất vốn đối với khoản cho vay nhưng tỷ lệ mất vốn trong kỳ báo cáo không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh do Chi nhánh đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp khoản vay bị mất. Tuy nhiên, sang năm 2020 tỷ lệ mất vốn đạt trên 2% tương ứng số dư nợ đã được xóa ở nội bảng và tiếp tục theo dõi ngoại bảng để thu hồi là 500 tỷ đồng, phản ánh chất lượng tín dụng có vấn đề. Chi nhánh đã không chủ động được khi có rủi ro xảy ra, rủi ro tín dụng xảy ra ngoài dự tính của BIDV – CN Thanh Xuân, và nợ xấu mới chỉ được hạch toán đưa ra ngoại bảng cho đẹp số liệu, chứ chưa được xử lý dứt điểm.

2.2.1.4. Khả năng bù đắp rủi ro

Bảng 2.6: Hệ số bù đắp RRTD năm giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

(tỷ đồng)

Nợ xấu (tỷ đồng)

Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam CN thanh xuân (Trang 57 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w