6. Kết cấu đề tài
3.2. Giải pháp đối với quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân
Thanh Xuân
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, đặc biệt là năng lực của cán bộ tín dụng. Do đó, tác giả lấy làm căn cứ để xây dựng các giải pháp nhằm khắc phục nguyên nhân nói trên.
Một ngân hàng với một đội ngũ lãnh đạo giỏi, năng động; cán bộ cấp dưới nắm vững nghiệp vụ, có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm, làm chủ mọi công nghệ và hiểu biết pháp luật thì ngân hàng đó là một ngân hàng mạnh và ngày càng phát triển bền vững. Để làm được điều đó cần một số giải pháp sau:
- Xây dựng chế độ thưởng phạt hợp lý: Chi nhánh nên xây dựng chế độ thưởng phạt để kích thích cán bộ tín dụng hoàn thành tốt công việc của mình. Đối với những cán bộ tín dụng có thành tích tốt như: Tăng dư nợ, huy động vốn, thu lãi đọng tốt, thu nợ đã xử lý rủi ro vượt kế hoạch…cần có chế độ khen thưởng kịp thời để khuyến khích họ làm tốt công việc của mình hơn. Ngược lại đối với những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thất thoát vốn thì cần phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc.
- Nâng cao nhận thức về rủi ro tín dụng cho cán bộ: Vấn đề nhận thức về rủi ro tín dụng là rất quan trọng, nếu cán bộ làm công tác tín dụng không nhận thức đúng mức về rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến những tổn thất thực tế về tín dụng trong cho vay DN sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị tổn thất mà cán bộ nhận thức. Nhận thức sai về rủi ro tín dụng dẫn đến các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ bị hạn chế, không phát huy hết hiệu quả trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN.
- Vấn đề bố trí nguồn nhân lực: Lựa chọn, bố trí nhân lực hợp lý đối với những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và có phẩm chất đạo đức tốt nhằm thay thế dần cán bộ không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn
nghiệp vụ, đạo đức kém. Bố trí đủ và phân công công việc cho cán bộ một cách hợp lý, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.
- Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Chi nhánh cần tạo điều kiện và quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt là nghiệp vụ tài chính kế toán DN. Hầu hết các cán bộ tín dụng đều lúng túng khi đọc báo cáo tài chính của DN, chưa phát hiện thua lỗ tiềm ẩn của khách hàng. Đặc biệt, cán bộ chi nhánh chưa hiểu và vận dụng được bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Do vậy, Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ kế toán và tập huấn các quy định pháp luật mới. Bên cạnh đó, phát động phong trào tự nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của Ngân hàng.
- Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ làm tốt công tác QTRRTD: Chi nhánh cần có chính sách động viên cán bộ làm công tác QTRRTD. Cần có những chế độ đãi ngộ đối những những cán bộ phát triển nhiều khách hàng tốt, đúng định hướng đồng thời có quy chế xử lý trách nhiệm đối với những cán bộ thực hiện không tốt các biện pháp quản trị RRTD để xảy ra nợ xấu nhưng không xử lý được như định giá không đúng với giá trị thực của tài sản, không kiểm tra tài sản đảm bảo dẫn đến mất mát tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo không có tính thanh khoản…Có như vậy, việc triển khai công tác quản trị RRTD mới được kịp thời, các biện pháp QTRRTD mới phát huy hết hiệu quả.
Nếu thực hiện tốt các biện pháp trên Chi nhánh sẽ có một đội ngũ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, giàu tính chiến đấu góp phần
vào sự phát triển bền vững của Chi nhánh. Tuy nhiên, để thực hiện thành công giải pháp Chi nhánh cần có đội ngũ nhân lực đủ số lượng và đủ tiềm lực tài chính để thực hiện các hoạt động đào tạo cũng như nâng cao mức đãi ngộ khuyến khích thực hiện hiệu quả công tác quản trị RRTD.
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và phương án, dự án sản xuất kinh doanh
a) Công tác thẩm định khách hàng
Cần phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho cán bộ tín dụng để đưa ra được kết quả thẩm định trung thực, đúng đắn về điều kiện vay vốn: năng lực pháp luật dân sự, khả năng tài chính, mục đích xin vay, tính khả thi hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, kiểm tra thẩm định tư cách người vay, đánh giá tiềm ẩn rủi ro và các biện pháp phòng ngừa…; thẩm định về hồ sơ cho vay: thẩm định lý do xin vay, nhu cầu tín dụng của khách hàng, tình hình hoạt động của khách hàng… từ đó xác định phương thức cho vay phù hợp, từng bước nâng cao chất lượng công tác nhận diện rủi ro từ phía khách hàng.
b) Công tác thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh.
Phương án, dự án kinh doanh rất đa dạng, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau có những phương án, dự án sản xuất kinh doanh khác nhau. Căn cứ vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng cần xem xét đánh giá các vấn đề: Đối tượng sản xuất kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh không, có phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh không, có thuộc đối tượng cấm kinh doanh theo pháp luật quy định không; Dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả và khả thi không, đã được phê duyệt chưa (nếu cần phải cấp có thẩm quyền phê duyệt)… Do vậy việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh phải căn cứ vào từng loại hình, từng ngành kinh tế kỹ thuật để có phương pháp thẩm định một cách thích hợp.
Để thực hiện được điều đó đòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng theo sát khách hàng, thường xuyên kiểm tra rà soát tình hình hoạt động của khách hàng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng tín dụng.