9. Kết cấu của đề tài
1.2. Lý thuyết vận dụng
1.2.1. Lý thuyết chức năng
Thuyết cấu trúc chức năng, hay còn gọi là thuyết chức năng, là một lý thuyết đề cập đến xã hội như là một hệ thống phức tạp mà các bộ phận làm việc với nhau để thúc đẩy tình đồn kết và sự ổn định. Cách tiếp cận này nhìn vào xã hội thơng qua một định hướng vĩ mơ, đó là một trọng tâm rộng trên các cấu trúc xã hội mà định hướng xã hội như một toàn thể, và tin rằng xã hội đã phát triển như các sinh vật. Cách tiếp cận này sẽ xem xét cả hai cấu trúc xã hội và chức năng xã hội [12].
Thuyết chức năng cơ cấu nhìn nhận xã hội như một dạng cơ cấu, trong đó từng bộ phận đều có một chức năng cụ thể. Mỗi chức năng có thể xác định được nhằm để duy trì hệ thống xã hội tổng thể [12].
Trong lý thuyết này, xã hội đuợc nhìn như một hệ thống hồn chỉnh của các quan hệ qua lại của các bộ phận, mỗi bộ phận có thể liên quan với bộ phận khác. Các nghiên cứu thường xem xã hội giống như cơ thể con người gồm quan hệ giữa các tổ chức (cơ quan) khác nhau. Mỗi tổ chức cơ quan thực
hiện một vài chức năng của hệ thống chung. Nó là mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng.
Theo nhà Xã hội học E.Durkheim – nhà xã hội học người Pháp thì quan tâm đến câu hỏi về cách xã hội nhất định duy trì sự ổn định nội bộ và tồn tại theo thời gian. Ơng đề xuất rằng các xã hội đó có xu hướng được phân đoạn, với các bộ phận tương đương được tổ chức cùng chia sẻ giá trị, ký hiệu thông thường. E.Durkheim cho rằng xã hội phức tạp được tổ chức với nhau bằng tình đồn kết hữu cơ, là kiểu đồn kết dựa trên sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội. Trong xã hội kiểu hữu cơ, mức độ và tính chất chuyên mơn hóa chức năng càng cao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc, gắn bó và đồn kết chặt chẽ với nhau [12].
Để giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội cần phân tích cấu trúc chức năng của nó tức là chỉ ra các thành phần cấu thành (cấu trúc) và các cơ chế hoạt động (chức năng) của chúng.
Nghiên cứu này cần chỉ ra một cấu trúc bao gồm ba yếu tố (thành phần): chủ doanh nghiệp, người lao động và tổ chức Cơng đồn (hay cán bộ Cơng đồn cơ sở). Dựa vào vị trí của từng yếu tố trong cấu trúc này mà mỗi yếu tố có những chức năng cụ thể. Nghiên cứu cần xác định rõ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, xác định trách nhiệm của người lao động là thực hiện đầy đủ các quy chế lao động và cam kết với chủ doanh nghiệp, xác định rõ vai trị của cán bộ Cơng đồn cơ sở là kiểm tra, giám sát việc thực hiện những thoả thuận với người lao động cũng như thực hiện luật Lao động của người sử dụng lao động, thương lượng với chủ doanh nghiệp khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm, phổ biến và tư vấn cho người lao động những quy định của Luật lao động [26].
Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khn mẫu định hình hệ thống một cách tương đối ổn định. Khái niệm hệ thống nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố được sắp xếp theo trật tự nhất định, nghĩa là được định hình
vừa độc lập vừa liên tục trao đổi qua lại với hệ thống môi trường xung quanh. Môi trường pháp lý bao gồm các Luật lao động và Luật Cơng đồn là cơ sở cho cấu trúc trên tồn tại và thực hiện các chức năng của mình. Lợi ích của chủ doanh nghiệp và lợi ích của người lao động có quan hệ khăng khít với nhau và với các luật định. Các luật định là khuôn mẫu để chủ doanh nghiệp và người lao động thực hiện trách nhiệm của mình. Trong trường hợp, quyền lợi của người lao động khơng được đảm bảo thì cũng có nghĩa là đã có những hành vi vi phạm luật định.
Tiếp cận theo hệ thống xã hội, Luận văn xem xét Cơng đồn công ty may Trio như là một bộ phận của hệ thống xã hội, nó là một tiểu hệ thống. Vì thế nó cũng thực hiện 4 chức năng cơ bản: thích nghi, theo đuổi mục tiêu, liên kết và duy trì khn mẫu. Và phân tích nó như một hệ thống xã hội, bao gồm các bộ phận và thực hiện các chức năng khác nhau. Các chức năng của tổ chức Cơng đồn cũng như trách nhiệm của các cán bộ Cơng đồn cơ sở trong nghiên cứu này đều phải dựa vào những quy định trách nhiệm trong Luật Cơng đồn.
Mặt khác, vận dụng lý thuyết này ta thấy Cơng đồn có một hệ thống hoạt động riêng đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển để thực hiện được chức năng của mình trong đó đại diện và bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên Cơng đồn, người lao động là hết sức quan trọng. Cấu trúc – chức năng của Cơng Đồn phải phù hợp với nhau và hài hịa với lợi ích của đất nước, của nhân dân và chức năng Cơng Đồn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển lịch sử. Có như vậy, tổ chức Cơng đồn mới thực sự là chỗ dựa của cơng nhân lao động, mới có thể thu hút đông đảo công nhân, lao động tham gia.