9. Kết cấu của luận văn
1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về vai trò của truyền
truyền thông đại chúng và về công tác thực hiện quyền trẻ em
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, báo chí (hay nói chính xác hơn là truyền thông đại chúng) là lực lượng xung kích, luôn đi đầu trong việc tuyên truyền, bảo vệ chủ nghĩa, đường lối của Đảng và Nhà nước. Tiếng nói của báo chí góp phần thống nhất các chủ trương, phương pháp hành động nhằm đạt được mục đích, khắc phục những thiếu sót trong hoạt động tư tưởng và thực tiễn của những người cộng sản. Lê Nin cho rằng, tờ báo không chỉ phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị, mà còn thu hút các đồng minh. Tờ báo “không những là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, báo chí vô sản không chỉ làm nhiệm vụ thông tin các sự kiện, mà qua đó còn hướng dẫn quần chúng tạo nên sự kiện có lợi cho cách mạng. Báo chí vô sản vừa truyền bá, vừa góp phần “sản xuất hệ tư tưởng” và “tái sản xuất hệ tư tưởng”, góp phần “vật chất hóa” hệ tư tưởng. Trong điều kiện có
chính quyền, báo chí vẫn tiếp tục thực hiện chức năng tuyên truyền, cổ động và tổ chức, là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ nhất của Đảng. Báo chí còn phải giáo dục chính trị và kinh tế cho quần chúng, tuyên truyền những cái mới, tiên tiến, biểu dương các điển hình tiên tiến, kiên quyết đấu tranh các hiện tượng tiêu cực trong công cuộc xây dựng đời sống mới… Các Mác đã nói, sản phẩm của truyền thông đại chúng là dư luận xã hội [11, tr.4]. Báo chí có tính khuynh hướng chính trị rõ nét. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội sử dụng báo chí để làm vũ khí chiến đấu bảo vệ địa vị chính trị và quyền lợi kinh tế của mình. Báo chí của giai cấp nào phản ánh tôn chỉ, mục đích, đường lối tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của giai cấp đó. Trong xã hội có giai cấp, báo chí luôn thuộc về một giai cấp nhất định, thể hiện khuynh hướng chính trị, tư tưởng và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp đó. Phương tiện truyền thông tái sản xuất tư tưởng một cách có hệ thống và từ đó là sự bá chủ của giai cấp thống trị, gieo rắc các tư tưởng thống trị này vào ý thức của các nhóm phụ thuộc, và như vậy, định hướng hình thái và ảnh hưởng của các hệ thống giá trị của các nhóm đó [18, tr.388].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì báo chí là người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể và tổ chức tập thể với tính chiến đấu rất cao, báo chí thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nhà nước, cho hòa bình thế giới [19, tr.18]. Lúc sinh thời, Chủ tịch luôn đề cao sứ mệnh của trẻ em: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em” [8, tr.33]. Những quan điểm của Bác về tầm quan trọng của trẻ em, cũng như trách nhiệm quan tâm, bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ dành cho tất cả các cấp, cách ngành, cho toàn xã hội mà trong đó, tuy bác không nói trõ về vai trò của truyền thông đại chúng nhưng từ những quan điểm đó có thể thấy rõ đây là yêu cầu của Người đến với Truyền thông cũng như sự hợp tác lẫn nhau của các ban ngành, với nhân dân đối với truyền thông.
Kế thừa truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hiện nay mà còn chính là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản sau này” [9, tr.116]. Điều này thể hiện rõ ràng nhất qua sự kiện nước ta là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Luật trẻ em năm 2016 cũng định rõ trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước và toàn xã hội đối với trẻ em có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và cung cấp các quyền cho trẻ em. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi việc thực hiện quyền trẻ em. Theo đó, truyền thông đại chúng cũng có trách nhiệm pháp lý góp phần quan trọng thực hiện tốt quyền trẻ em, theo các khoản từ Khoản 1 đến Khoản 4, Điều 87, Luật trẻ em 2016 có quy định rõ trách nhiệm của bộ Thông tin và Truyền thông:
1. Bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin trên các kênh thông tin, truyền thông; được bảo vệ hình ảnh, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân về thư tín, viễn thông và các hình thức trao đổi, lưu giữ thông tin cá nhân.
2. Quản lý, hướng dẫn việc hỗ trợ trẻ em tìm kiếm, thu nhận và phổ biến thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trên các kênh thông tin, truyền thông theo quy định của pháp luật, phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
3. Quản lý, hướng dẫn quy chuẩn báo chí, xuất bản, viễn thông, Internet, phát thanh, truyền hình và các hình thức cung cấp, quảng bá thông tin khác dành riêng cho trẻ em, có trẻ em tham gia, liên quan đến trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử và các phương tiện thông tin khác.
4. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam phát triển báo chí, thông tin, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em và trẻ em được tham gia; thực hiện biện pháp thông tin, truyền thông cho gia đình, xã hội về kiến thức, kỹ năng bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; quy định tỷ lệ nội dung, thời Điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm cho trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật này.
Theo đó, truyền thông về quyền trẻ em là vai trò, trách nhiệm pháp lý của truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng phải đảm bảo rằng, quyền trẻ em có tính thống nhất, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong xã hội phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Các đơn vị truyền thông cần đảm bảo thực hiện Công ước quốc tế và luật pháp quốc gia về quyền trẻ em. Tuyệt đối không phân biệt đối xử với trẻ em, đảm bảo được lợi ích tốt nhất của trẻ em và phải có sự tham gia của trẻ em vào quá trình truyền thông.
Công tác tuyên truyền, vận động xã hội nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi thực hiện các quyền trẻ em là một trong những hoạt động quan trọng trong Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020. Chỉ thị số 20-CT/TW 48 ngày 05-11-2012 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” nêu rõ: Các cấp ủy đảng, chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Kịp thời tuyên truyền các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt; quan tâm giáo dục, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền trẻ em [10, tr.48]. Có thể thấy rõ sự chỉ đạo của Đảng về trách nhiệm, vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em những năm qua.