9. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá của công chúng về vai trò của truyền thông đại chúng
chúng thành phố Thanh Hóa trong thực hiện quyền trẻ em
Truyền thông đại chúng ở thành phố Thanh Hóa là quá trình truyền thông một chiều từ cơ quan truyền thông đến công chúng. Rất hiếm khi công chúng có ý kiến phản hồi về các chương trình trên truyền thông đại chúng nói chung và các chương trình về trẻ em nói riêng kể cả công chúng người lớn hay trẻ em.
Có thể thấy càng tuyên truyền nhiều là lại càng được công chúng đánh giá cao, mức độ càng nhiều thì khả năng công chúng được nhìn thấy càng cao hơn, mà quan trọng là thông tin đó phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của công chúng. Thực tế thì Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa rất chịu khó cập nhật các thông tin mới
Bảng 2.11. Kết quả điều tra mức độ thỏa mãn của công chúng ngƣời lớn với thông tin về quyền trẻ em trên các phƣơng tiện truyền thông đại
chúng thành phố Thanh Hóa Đáp ứng tốt Cơ bản đáp ứng Chƣa đáp ứng đƣợc Tổng
1. Báo Thanh Hóa in
Tần suất 59 67 74 200 Tỉ lệ % 29,5 33,5 37 100 2.Báo Thanh Hóa
điện tử Tần suất 45 96 59 200 Tỉ lệ % 22,5 48 29,5 100 3.Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Tần suất 92 69 39 200 Tỉ lệ % 46 34,5 19,5 100 4.Đài truyền thanh
thành phố Thanh Hóa
Tần suất 15 63 122 200 Tỉ lệ % 7,5 31,5 61 100
(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài )
Mặc dù đã đánh giá khá cao nội dung truyền thông về quyền trẻ em, tuy nhiên theo kết quả khảo sát, công chúng chưa thật sử thỏa mãn và hài lòng với thực trạng thông tin về quyền trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa thời điểm hiện tại. Theo Bảng 2.7, công chúng người lớn cơ bản chưa thỏa mãn với những thông tin về quyền trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa. Số người được hỏi cho biết đáp ứng tốt chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết đều nằm trong khoảng chỉ 20 đến 30%. Trong đó, mức độ thỏa mãn cao nhất dành cho Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (46% đáp ứng tốt; 34,5% cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin của bản thân); thứ hai là Báo Thanh Hóa in(29,5% đáp ứng tốt; 33,5% cơ bản đáp ứng được nhu cầu); thứ ba là Báo Thanh Hóa điện tử (22,5% đáp ứng tốt; 48% cơ bản đáp ứng được) điều này cũng là hợp lý bởi vì tuy rất dễ tiếp cận với số đông công chúng nhưng báo Thanh Hóa điện tử vẫn
chưa có nhiều sản phẩn dành cho trẻ em, thấp nhất là Truyền thanh thành phố Thanh Hóa. Như vậy, có thể thấy Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (TTV) thực hiện tốt nhất các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em và cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng.
Bảng 2.12. Kết quả điều tra về các phƣơng tiện TTĐC ngoài tỉnh công chúng ngƣời lớn theo dõi để có thêm thông tin về quyền trẻ em Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng ngoài
thành phố Thanh Hóa
Số lƣợng
(người)
Tỉ lệ
(%) 1. Đài truyền hình Việt Nam (VTV) 195 97,5 2. Đài phát thanh và truyền hình các tỉnh thành khác 98 49
3. Báo Vnexpress 105 52,5
4. Báo Thanh niên 78 39
5. Báo tuổi trẻ 43 21,5
6. Báo Vietnamnet 79 39,5
7. Đài tiếng nói Việt Nam 45 22,5 8. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 91 45,5
9. Mạng xã hội 134 67
10.Khác 21 10,5
(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài )
Theo đánh giá của công chúng thành phố Thanh Hóa, thông tin trên truyền thông đại chúng về quyền trẻ em chỉ mới cơ bản đáp ứng được nhu cầu của công chúng và còn nhiều thiếu sót. Để có thêm nhiều thông tin phục vụ cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con em mình, công chúng người lớn tại thành phố Thanh Hóa đã tìm đến các phương tiện truyền thông đại chúng khác ở bên ngoài phạm vi. Theo bảng 2.8, Đài truyền hình Việt nam (VTV) được lựa chọn nhiều nhất (chiếm 97,5%); thứ hai là các mạng xã hội (chiếm 67%), thứ ba là Báo Vnexpress (chiếm 52,5%). Truyền hình được công chúng lựa chọn nhiều nhất, tuy nhiên có thể thấy sự vươn lên mạnh mẽ
của những phương tiện sử dụng Internet, đây cũng là một đặc điểm đặc trưng của thời đại, công chúng đang dần được tiếp cận với những phương tiện hiện đại hơn.
Công chúng đồng thời chịu sự tác động về mặt nhận thức từ nhiều kênh truyền thông khác nhau, không chỉ có truyền thông đại chúng trong tỉnh. Công chúng trao đổi, bàn luận thông tin về trẻ em thu được từ truyền thông đại chúng, dẫn dắt thông tin về quyền trẻ em, nhưng hầu như không có bao giờ trao đổi, phản hồi với cơ quan truyền thông đại chúng. Theo quan sát, các cơ quan truyền thông đại chúng cũng chưa từng thăm dò dư luận của công chúng về các nội dung đăng phát, chỉ thu nhận những ý kiến rất ít ỏi từ hòm thư góp ý, thư, email,.. của công chúng. Theo mô hình truyền thông của Roman Jakobson, đây chính là sự truyền thông một chiều. Do đó, hiệu quả của quá trình truyền thông bị hạn chế, nhà truyền thông không nắm bắt được mức độ thỏa mãn và nhu cầu thông tin về quyền trẻ em của công chúng [10].
Truyền thông đại chúng ở Thanh Hóa đã cung cấp cho công chúng những thông tin bổ ích, kiến thức thiết thực và gần gũi về quyền trẻ em. Tuy nhiên, công chúng cũng chỉ mới mới cơ bản thỏa mãn nhu cầu thông tin về quyền trẻ em và mức độ ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống cũng chưa cao.
Theo Bảng 2.9 , thông tin từ Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa được công chúng người lớn ứng dụng vào thực tiễn nhiều nhất (Ứng dụng được nhiều chiếm 51%), thứ hai là Báo Thanh Hóa điện tử (Ứng dụng được nhiều chiếm 35,5%), thứ ba là Báo Thanh Hóa in (Ứng dụng được nhiều chiếm 27,5%), ít nhất là từ truyền thanh cấp huyện (Chỉ 11,5% ứng dụng được nhiều và 68% không ứng dụng được). Theo những phân tích ở trên có thể thấy rằng Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa không chỉ làm công chúng thỏa mãn nhu cầu thông tin mà còn ứng dụng được nhiều trong thực tế, chứng tỏ nhà Đài đã làm tốt vai trò của mình trong công tác thực hiện quyền trẻ em.
Bảng 2.13. Kết quả điều tra mức độ ứng dụng thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống của công chúng ngƣời lớn, theo từng cơ quan truyền thông
đại chúng thành phố Thanh Hóa Ứng dụng đƣợc nhiều Ứng dụng đƣợc ít Không ứng dụng đƣợc Tổng 1.Báo Thanh Hóa in Tần suất 55 96 49 200 Tỉ lệ % 27,5 48 24,5 100 2.Báo Thanh
Hóa điện tử Tần suất 71 89 40 200 Tỉ lệ % 35,5 44,5 20 100 3.Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Tần suất 102 67 31 200 Tỉ lệ % 51 33,5 15,5 100 4.Đài truyền thanh thành phố Thanh Hóa Tần suất 23 41 136 200 Tỉ lệ % 11,5 20,5 68 100
(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài )
Thông tin phỏng vấn sâu cho biết, việc ứng dụng thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống không phải chỉ vì nó thiết thực hay là cảm thấy hợp lý, mà phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của công chúng tức trình độ học vấn. Những công chúng có trình độ học vấn cao đặt ra những yêu cầu cực kì cao với thông tin về quyền trẻ em, nên chưa cảm thấy thỏa mãn và cũng chưa ứng dụng nhiều vào thực tiễn cuộc sống, ngoài ra còn phụ thuộc vào những yếu tố phụ như tính cách, suy nghĩ, và điều kiện sống … “Công việc của tôi rất bận,
nên cũng chẳng để ý là mình có ứng dụng những gì xem trên tivi vào chăm sóc con không. Nhiều lúc chăm con đại đại thôi, học theo người ta” (PVS 3,
nữ, 31 tuổi). Một trường hợp khác cho biết: “Trước đây tôi dạy con theo kiểu
gia trưởng, can các cháu gần như không được tự quyết định gì, tôi thường nghĩ là chúng còn nhỏ không biết gì, ngày xưa bố mẹ tôi cũng dạy thôi thế thôi, bây giờ, xem báo đài có một vài đoạn phim ngắn có phê phán về cái này,
hay những chương trình nói về quyền trẻ em này nọ, cũng chứng minh là tôi sai, tôi cũng phải suy nghĩ lại và phải xem xét lại hành động của mình”. (PVS
4, nam, 65 tuổi). Thấy rằng, công chúng người lớn càng thỏa mãn với những thông tin thu được về quyền trẻ em trên truyền thông đại chúng thì ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống càng nhiều. Từ đó, truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa có thể làm thay đổi thói quen của các công chúng tưởng là đúng và tạo nên nhận thức, thái độ và hành vi mới, tốt hơn và phù hợp với quyền trẻ em hơn, giúp cho công tác thực hiện quyền trẻ em trong thành phố Thanh Hóa đạt được những thành tựu nhất định.
Một trường hợp phỏng vấn sâu cho biết: “Cháu thích xem chương trình
“Thiếu nhi”. Cháu thích nhất xem mục dạy nhảy, ngoài ra cũng biết được nhiều nhiều điều hay từ những tấm gương trẻ em tốt. Ngoài ra thì cháu thấy chương trình ca nhạc cũng rất hay” (PVS 5, nữ, 11 tuổi). Nhưng cũng có trường hợp lại
nhận thấy: “Cháu bật TTV lên mà không xem được gì, nội cháu xem chán lắm,
cho nên cháu hay lên Youtube để xem linh tinh, thích xem gì thì xem, bố mẹ cháu cũng cho phép” (PVS 6, nam, 13 tuổi). Điều này thể hiện sự thiếu hiệu quả trong
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 đã phân tích khái quát thực trạng tình hình truyền thông về trẻ em tại thành phố Thanh Hóa và đánh giá các vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em tại thành phố Thanh Hóa. Các vai trò có sự khác biệt về sự quan tâm của các cơ quan truyền thông đại chúng cùng với tác động của vai trò lên công chúng là khác nhau. Vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay có sự khác biệt không giữa vai trò thực tế và trong ý kiến đánh giá của công chúng tuy nhiêu nó không đáng kể.
Vấn đề trẻ em chưa được quan tâm nhiều trên truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa, thường phải đứng sau các vấn đề khác như chính trị, kinh tế, thể thao. Có quá ít các sản phẩm truyền thông trực tiếp đề cập đến “quyền trẻ em”. Tuy truyền thông đại chúng có bảo vệ và tôn trọng quyền trẻ em, đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em nhưng chưa thực sự nói được tiếng nói của trẻ em, chưa phản ảnh được toàn diện.
Căn cứ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện tốt vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em có thể thấy: Các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa thực hiện tốt nhất vai trò vai trò thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là vai trò giám sát, rồi đến vai trò thể hiện dư luận xã hội; hạn chế nhất là vai trò giải trí cho trẻ em. Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa là cơ quan truyền thông thực hiện tốt nhất các vai trò đối với công tác thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Báo Thanh Hóa; hạn chế nhất Đài truyền thanh thành phố Thanh Hóa.
CHƢƠNG 3
CÁCYẾUTỐTÁCĐỘNG;XUHƢỚNGBIẾNĐỔIVÀGIẢIPHÁP TĂNGCƢỜNGVAITRÒCỦATRUYỀNTHÔNGĐẠICHÚNG