Vai trò thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục về công tác thực

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 55 - 61)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong công

2.2.1. Vai trò thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục về công tác thực

trong công tác thực hiện quyền trẻ em

2.2.1. Vai trò thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục về công tác thực hiện quyền trẻ em tác thực hiện quyền trẻ em

Như đã phân tích ở phần đầu, vai trò thông tin tuyên truyền và giáo dục hỗ trợ công tác thực hiện quyền trẻ em là một trong những vai trò chính, quan trọng nhất của truyền thông đại chúng, giúp xây dựng nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em đúng đắn theo pháp luật và công ước quốc tế. Truyền thông đại chúng ở thành phố Thanh Hóa là quá trình truyền thông một chiều từ cơ quan truyền thông đến công chúng. Rất hiếm khi công chúng địa phương có ý kiến phản hồi về các chương trình trên truyền thông đại chúng nói chung và các chương trình về trẻ em nói riêng.

Bảng 2.5. Mức độ theo dõi các sản phẩm truyền thông về trẻ em trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa của công

chúng ngƣời lớn Thƣờng xuyên theo dõi Thỉnh thoảng theo dõi Ít khi theo dõi Không theo dõi Tổng Báo Thanh Hóa in Tần suất 30 65 95 10 200 Tỉ lệ (%) 15 32,5 47,5 5 100 Báo Thanh Hóa điện từ Tần suất 32 62 55 51 200 Tỉ lệ (%) 16 31 27,5 25,5 100 Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa (TTV) Tần suất 89 52 53 6 200 Tỉ lệ (%) 44,5 26 26,5 3 100 Truyền thanh thành phố Thanh Hóa Tần suất 15 24 33 128 200 Tỉ lệ (%) 7,5 12 16,5 64 100

(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài)

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (TTV) có rất đông người theo dõi với gần 44,5% số người được hỏi theo dõi thường xuyên và 26% thỉnh thoảng theo dõi, thứ hai là Báo Thanh Hóa điện tử với 16% số người được hỏi trả lời là thường xuyên theo dõi, 31% thỉnh thoảng theo dõi, tương đồng với Báo Thanh Hóa điện tử là báo Thanh Hóa in với 15% số người được hỏi trả lời là thường xuyên theo dõi và 32,5 thỉnh thoảng theo dõi, ít nhất vẫn là Đài truyền thanh thành phố Thanh Hóa với chỉ 7,5% số người được hỏi trả lời là thường xuyên theo dõi và 12% là thỉnh thoảng theo dõi. Có thể thấy, với tuần suất cao nhất, Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa có rất nhiều lợi thế trong hoạt động tuyên truyền là thế tuy nhiên nhà Đài tuyên truyền chủ trương, chính sách về quyền trẻ em còn nhiều hạn chế cả trong chất lượng và thời lượng. Truyền thông đại chúng kiến tạo những quan điểm của Đảng, Nhà

nước về quyền trẻ em cho xã hội, góp phần tiền đề cho hoạt động công tác về quyền trẻ em, mà truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa lại tuyên truyền các quan điểm này chưa nhiều, chưa tương xứng với vai trò, sứ mệnh của mình. Hoạt động tuyên truyền về Công ước quốc tế về quyền trẻ em cực kì hiếm, điều này trực tiếp dẫn tới việc rất ít công chúng tại địa phương được biết đến các quyền trẻ em trong Công ước, thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của Công ước này. Truyền thông đại chúng cũng lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính sách bằng cách chỉ ra những ưu điểm, những mặt còn khó khăn, hạn chế, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện công tác về quyền trẻ em trên địa bàn. Sản phẩm truyền thông tuyên truyền chủ trương, chính sách về quyền trẻ em chủ yếu dành cho người lớn, ít khi dành cho trẻ em. Một trường hợp phỏng vấn sâu cho biết: “Em xem các chương trình trên Đài TTV

chỉ thấy nói trẻ em cần học tập thật tốt, vâng lời thầy cô, ông bà cha mẹ, tích cực tham gia các hoạt động thi đua học tập tốt, lao động tốt. Em không thấy nói trẻ em có quyền gì.” (PVS 1, nữ HS, 13 tuổi). Hiệu quả tác động của các

sản phẩm truyền thông phản ánh tình hình thực hiện chủ trương, chính sách về quyền trẻ em chưa được truyền thông đại chúng theo dõi, còn nhiều vấn đề bị bỏ qua.

Truyền thông đại chúng trong tỉnh và thành phố không có sản phẩm truyền thông phản biện các chủ trương, chính sách về trẻ em. Thông tin từ một trường hợp phỏng vấn sâu: “Tôi thì cũng theo dõi báo đài của thành phố

nhiều, cũng toàn thấy nói làm theo thôi chứ còn họ làm tới đâu, cũng chả theo dõi được và nhiều khi cũng rất nhạy cảm, nhiều khi chính tôi mà được hỏi tôi cũng ngại không muốn nói” (PVS 2, nam, 56 tuổi), ngay cả công chúng cũng

không muốn đề cập vấn đề này, nên những người làm truyền thông chắc chắn sẽ có những khó khăn riêng, vì thế, mất đi nhiều ý kiến của công chúng và trẻ em giúp Đảng, Nhà nước, các tổ chức, các nhà quản lý trong công tác thực hiện quyền trẻ em.

Vấn đề phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những vai trò rất quan trọng được truyền thông đại chúng thành phố quan tâm thực hiện để công chúng là những bậc phụ huynh, những người có trách nhiệm có được kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con em. Trên báo Thanh Hóa điện tử, từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2021, có 24 sản phẩm báo chí về trẻ em được khảo sát có mục đích đăng phát phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhiều hơn những lần mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em. Đây là điều tích cực để Nhân dân có những thông tin bổ ích chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con em mình, phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động thiết thực phục vụ đời sống của Nhân dân cũng như trong công tác bảo vệ quyền trẻ em. Trong khi đó, Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa không chỉ ít truyền thông về chính sách, mà còn ít truyền thông cả kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, dù như đã nói ở trên thì cơ quan này dẫn đầu về số lượng người theo dõi và khả năng lan tỏa thông tin. Vẫn có những chuyên mục như “Vàng trong đất” phát song vào 9 giờ 30 phút hàng ngày dạy những kiến thức cơ bản về phòng bênh và chữa bệnh cho trẻ, chuyên mục “Thiếu nhi” phát song vào chủ nhật hàng tuần giúp thể dục thể thao tăng cường sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, sản phẩm truyền thông ở những chuyên mục này lại chưa được nhiều, nội dung không quá hấp dẫn. Truyền thông đại chúng mới chỉ phản ánh định khuôn và chuẩn mực xã hội, giúp xã hội hóa các vai trò xã hội trong thực hiện quyền trẻ em nhưng chưa tạo được diễn đàn để công chúng trẻ em tập quen với xã hội.

Truyền thông đại chúng có vai trò vận động góp phần trực tiếp đóng góp cho công tác thực hiện quyền trẻ em qua việc vận động các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội giúp đỡ những trẻ em là tấm gương tốt, hoặc có hoàn cảnh khó khăn, khuyến khích các hành động thể hiện tốt về quyền trẻ em. Truyền thông đại chúng phát huy tốt vai trò vận động và luôn khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng ở địa phương thực hiện quyền trẻ em.

Truyền thông đại chúng phản ánh về những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, kêu gọi tương thân tương ái, cùng hỗ trợ động viên các em vươn lên trong khó khăn. Những sản phẩm truyền thông về vấn đề này được phát sóng rất thường xuyên thể hiện sự quan tâm rất cao của những đơn vị làm truyền thông đặc biệt là Đài phát thanh và truyền hình, một số ví dụ như những trương trình như “Cần lắm những tấm lòng” phát sóng trên Đài truyền hình và phát thanh Thanh Hóa (TTV) vào ngày 10 tháng 4 năm 2021 hay cũng là chương trình đó được phát sóng vào 24 tháng 4 năm 2021, vào ngày 8 tháng 5 năm 2021. Đây là những thông tin được kiểm chứng chính xác được truyền thông đại chúng cung cấp, miêu tả rất thực tế để công chúng có thể thuận tiện trong việc giúp đỡ các em. Đặc biệt trong những chương trình này trẻ em được ý kiến, phát biểu với tần suất cao, thể hiện một sự tôn trọng trẻ em. Tuy nhiêu vẫn còn một số điểm còn chưa thực sự tốt, khi mà công tác quảng bá chưa tốt, đặc biệt là nội dung có phần khô cứng, không hấp dẫn, chưa để thông tin được lan tỏa một cách tốt nhất đến với số đông các nhà hảo tâm.

Có thể thấy, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa rất quan tâm phát sóng về thông tin nêu gương người tốt, việc tốt về thực hiện quyền trẻ em để khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội thực hiện tốt quyền trẻ em. Tuyên truyền, cổ vũ điển hình, nhân tố mới là cách thức có tác dụng tốt để định hướng hành động cho công chúng. Nhưng qua quan sát nhận thấy, những mô hình này thường áp đặt một chiều, chưa tạo được diễn đàn để công chúng chia sẻ, đánh giá,…mặc dù cũng đã sử dụng và tiếp cận với mạng xã hội và internet kết nối. Tuy còn một số hạn chế, song nhìn chung thì kết quả của việc thúc đẩy, giáo dục thông qua khuyến khích đã được truyền thông đại chúng tỉnh Thanh Hóa rất chú trọng và đang thực hiện tốt. Từ những chương trình nêu gương người tốt, việc tốt, trẻ em khi tiếp xúc nhiều cũng có thêm nhiều sự hưởng ứng, cũng là sự an tâm, tin tưởng vào sự quan tâm của xã hội dành cho bản thân, những việc tốt của trẻ em không hề bị xem nhẹ.

Bảng 2.6. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng ngƣời lớn về việc thể hiện vai trò thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục với công tác thực hiện quyền trẻ em của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng

thành phố Thanh Hóa Tốt Khá Trung

bình Yếu Tổng

1. B

áo Thanh Hóa in

Tần

suất 85 66 30 19 200 Tỉ lệ

(%) 42,5 33 15 9,5 100

2. B

áo Thanh Hóa điện tử Tần suất 96 70 32 2 200 Tỉ lệ (%) 48 35 16 1 100 3. Đ ài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Tần suất 90 69 39 2 200 Tỉ lệ (%) 45 34,5 19,5 1 100 4. Đ

ài truyền thanh thành phố Thanh Hóa Tần suất 40 56 80 24 200 Tỉ lệ (%) 20 28 40 12 100

(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài )

Qua Bảng 2.6, có thể thấy vai trò thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục với công tác thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa được công chúng người lớn đánh giá rất cao, vai trò thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục với công tác thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố

Thanh Hóa của Báo Thanh Hóa điện tử được công chúng đánh giá cao nhất (48% đánh giá tốt, 35% đánh giá khá); thứ hai là Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (45% đánh giá tốt, 34,5% đánh giá khá); thứ ba là Báo Thanh Hóa in (42,5% đánh giá tốt, 33% đánh giá khá) và hạn chế nhất là Đài truyền thanh thành phố Thanh Hóa (20% tốt, 28% khá). Đánh giá của công chúng lại có sự hợp lý khi hiện nay ưu thế của Truyền hình cũng như báo mạng rất lớn, các phương tiện truyền thống như in giấy hay truyền thanh đang dần thất thế trong cuộc chạy đua vai trò thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục này.

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)