Vai trò giải trí cho trẻ em

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 69 - 73)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong công

2.2.4. Vai trò giải trí cho trẻ em

Hiện nay, ruyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa là một trong những phương tiện giải trí hấp dẫn cho trẻ em, giúp trẻ em sử dụng hợp lý thời gian rỗi và cân bằng trạng thái tâm lý sau thời gian học tập với những chương trình giải trí (ca nhạc, hoạt hình,…), chương trình giáo dục.

Truyền thông đại chúng đang càng ngày càng thể hiện rõ vai trò là phương tiện giải trí cho trẻ em, với nhiều sản phẩm thúc đẩy rèn luyện thể dục thể thao, khám phá những điều mới mẻ đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc... góp phần quan trọng thực hiện quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của trẻ em.

Bảng 2.9. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng ngƣời lớn về việc thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em với công tác thực hiện quyền trẻ em của

các phƣơng tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa Tốt Khá Trung

bình Yếu Tổng

1.Báo Thanh Hóa in Tần suất 14 21 123 42 200 Tỉ lệ % 7 10,5 61,5 21 100 2.Báo Thanh Hóa điện tử Tần suất 33 23 111 33 200 Tỉ lệ % 16,5 11,5 55,5 16,5 100 3.Đài Phát thanh và

Truyền hình Thanh Hóa

Tần suất 67 89 34 10 200 Tỉ lệ % 33,5 44,5 17 5 100 4.Đài truyền thanh thành

phố Thanh Hóa

Tần suất 10 19 89 82 200 Tỉ lệ % 5 9,5 44,5 41 100

Thông qua bảng 2.9, ta có thể thấy rõ sự chênh lệch khá lớn ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em với công tác thực hiện quyền trẻ em giữa các kênh truyền thông đại chúng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Nổi bật hơn cả với số đánh giá tốt cao nhất trong cả 4 loại là Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Thanh Hóa (33,5% đánh giá tốt; 44,5% đáng giá khá), xếp thứ hai là Báo Thanh Hóa điện tử (16,5 đánh giá tốt; 11,5 đánh giá khá), xếp thứ ba là Báo Thanh Hóa in (7% đánh giá tốt; 10,5% đánh giá khá) và cuối cùng là Đài truyền thanh thành phố Thanh Hóa (chỉ 5% đánh giá tốt; 9,5% đánh giá khá). Có thể thấy trên thực tế, truyền thông đại chúng Thành phố Thanh Hóa lại chưa thể hiện quá rõ được vai trò này, hiện tại chỉ có Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (TTV) có chương trình dành cho trẻ em và phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em nhưng còn hạn chế về thời lượng phát sóng, hạn chế về nội dung, thông điệp và số lượng sản phẩm phục vụ cho nhu cầu giải trí của trẻ em còn khá ít. Báo Thanh Hóa điện tử có một số mục truyện cười dành cho trẻ em cũng rất ít và xuất hiện không được thường xuyên, Báo Thanh Hóa in thì gần như không xuất hiện các sản phẩm giải trí cho trẻ em mà hầu hết là các chuyên mục dành cho người lớn, trong khi đó Đài truyền thanh của thành phố Thanh Hóa (TPTV) thì không có sản phẩm phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em, ngay cả nhạc thiếu nhi cũng không có.

Như vậy, truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm đến việc trò giải trí của trẻ em mặc dù như đã nói ở trên thì phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em là một hoạt động quan trọng, góp phần thực hiện tốt quyền được “vui chơi, giải trí và tiêu khiển” theo đúng trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, giúp trẻ em phát triển về nhiều mặt.

Biểu đồ 2.2. Kết quả điều tra tỉ lệ theo dõi các chƣơng trình dành cho trẻ em trên Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa của

công chúng trẻ em

(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài)

Theo biểu đồ, với Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa như đã nói ở trên, có 31% số công chúng trẻ em thường xuyên theo dõi các trương trình về trẻ em trên nhà đài, 35% số công chúng trẻ em thỉnh thoảng theo dõi, 27% rất ít khi theo dõi, và số công chúng không theo dõi bao giờ chiếm 7%. Có thể thấy, số lượng công chúng trẻ em từ thỉnh thoảng theo dõi các chương trình của nhà đài trở lên chiếm tỉ lệ rất lớn. Đây giản tiếp thể hiện sự quan tâm của công chúng trẻ em, và sự cần thiết phải đẩy mạnh vai trò và trách nhiệm giúp trẻ em giải trí của các phương tiện truyền thông đại chúng địa phương nói riêng, Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa nói riêng.

Theo quan sát của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2021, trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (TTV), không có các chương trình game show hay truyền hình thực tế dành cho trẻ em chương trình giải trí cho

trẻ em là chương trình “Thiếu nhi” gồm 24 số được phát sóng, chiếm 100% số lượng chương trình dành cho trẻ em, hay nói cách khác đây là chương trình duy nhất dành cho trẻ em, tuy đây là một chương trình có sự đầu tư, có nội dung giải trí bổ ích, giúp trẻ em vừa học vừa chơi, tuy nhiên thời lượng mỗi tập phát sóng chỉ có 10 phút, mỗi tuần chỉ có một tập, chưa đủ thỏa mãn nhu cầu giải trí của trẻ em, cũng không có sự tương tác với trẻ em. Theo số liệu khảo sát 100 trẻ em, trung bình một ngày một em dành khoảng 16,2 phút để xem các chương trình trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa, có nghĩa là các em dành ra khoảng 1,125% số thời gian trong ngày để giải trí và theo dõi trên các kênh truyền thông đại chúng địa phương.

Việc áp dụng những vấn đề đã xem trên các kênh truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa về quyền trẻ em vào cuộc sống hàng ngày của công chúng trẻ em theo khảo sát thực tế cũng có nhiều điều đáng lưu ý, trong số 100 em được hỏi thì số trẻ em áp dụng được nhiều chiếm 29 em (29%), số em áp dụng được ít chiếm 44 em (44%) và số em không áp dụng được gì có 27 em (27%), có thể thấy, việc công chúng trẻ em áp dụng được ít và không áp dụng được chiếm phần lớn số trẻ em được hỏi. Điều này một lần nữa chứng minh rằng hiệu quả các chương trình trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại địa phương đang chưa đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.10. Việc áp dụng những vấn đề đã xem trên các kênh truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa về quyền trẻ em vào cuộc sống

hàng ngày của công chúng trẻ em Áp dụng đƣợc nhiều Áp dụng đƣợc ít dụng đƣợc Không áp Tổng Tần suất 29 44 27 100 Tỉ lệ 29 44 27 100

Trẻ em thành phố Thanh Hóa không có nhiều sự lựa chọn trên truyền thông đại chúng trong tỉnh nên nhiều em đã chuyển xem các chương trình giải trí trên các phương tiện hoặc kênh sóng khác như Youtube, Nimo, CN,.. không đảm bảo an toàn khi nhiều nội dung không phù hợp với trẻ em. Trẻ em trên địa bàn thành phố thực sự thiếu sân chơi ngoài cuộc sống và cả trên truyền thông đại chúng.

Tóm lại, chỉ có Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là có loại hình truyền hình và phát thanh thực hiện tốt vai trò giải trí cho trẻ em, có chương trình dành cho trẻ em, tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế. Có thể thấy trẻ em thành phố Thanh Hóa đang chịu quá nhiều thiệt thòi trong việc vui chơi giải trí.

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)