Tình hình công tác thực hiện quyền trẻ e mở thành phố Thanh Hóa hiện

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 37 - 44)

9. Kết cấu của luận văn

1.4. Đặc điểm của địa bàn

1.4.2. Tình hình công tác thực hiện quyền trẻ e mở thành phố Thanh Hóa hiện

Hóa hiện nay

Hiện nay, Thanh Hóa có gần 900.000 trẻ em nếu xác định theo Điều 1, Luật trẻ em 2016 (là người dưới 16 tuổi), chiếm 25% tổng dân số. Trong các năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã nghiêm túc quán triệt, thực hiện Luật Trẻ em năm 2016. Hệ thống bảo vệ trẻ em các cấp được hình thành và kiện toàn từ cấp tỉnh đến cấp xã. Các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em đã được các địa phương lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, được các ngành, đoàn thể cụ thể hóa bằng các chương trình, dự án. Đời sống văn hóa, tinh thần, điều kiện vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và thực hiện quyền trẻ em ngày càng được bảo đảm.

Đến nay, các mục tiêu, chỉ tiêu về thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn năm 2019 còn 4,5%, giảm 0,5% so với năm 2017. Số trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích giảm dần qua các

năm. Toàn tỉnh có 509/559 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em, đạt 91%, tăng 0,8% so với năm 2017.

Để thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em tại các địa phương trên địa bàn theo Luật Trẻ em, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 17-7-2017 về việc xếp hạng các huyện, thị xã, thành phố về thực hiện quyền trẻ em. theo đó, việc xếp hạng được thực hiện thông qua bộ chỉ số thực hiện quyền trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đã phản ánh đúng những kết quả đã đạt được qua các chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương, đẩy mạnh thực hiện hoạt động đảm bảo quyền trẻ em, phát huy tổng hợp các nguồn lực để xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền trẻ em và các mục tiêu, chỉ tiêu trong các chương trình hành động vì trẻ em.

Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, các sở, ban, ngành, địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và triển khai, thi hành Luật Trẻ em nói riêng bằng các nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực, trong đó chú trọng và tập trung tuyên truyền tại cộng đồng, đặc biệt là các địa bàn nông thôn, vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, địa phương tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cao. Từ đó, công tác quản lý nhà nước về trẻ em ngày càng được tăng cường; công tác truyền thông vận động xã hội quan tâm và chung tay góp sức chăm lo cho trẻ em nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã trở thành phong trào sâu rộng, thường xuyên; Việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em được chú trọng thực hiện, đời sống văn hóa tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và quyền của trẻ em ngày càng được đảm bảo, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáng kể trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Tính đến hết tháng 6-2021, toàn tỉnh hiện có 936.972 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó toàn thành phố Thanh Hóa, trong đó tỷ lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt chiếm 4,36% (so với cùng kỳ năm 2020 giảm 0,13%); Tỷ lệ trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau ước đạt 93%; 100% trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em lao động sớm, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được trợ giúp; tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích là 46/100.000 trẻ… Đến nay, thành phố Thanh Hóa đã thành lập, kiện toàn Ban điều hành Bảo vệ trẻ em cấp thành phố; 100% các phường, xã bố trí cộng tác viên bảo vệ trẻ em kiêm nhiệm như cán bộ phụ nữ, cán bộ dân số.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, song khi triển khai thực hiện Luật Trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế, như: tại Điều 90 của Luật Trẻ em quy định giao UBND các cấp “Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyền trẻ em; bố trí và vận động nguồn lực đảm bảo thực hiện quyền trẻ em”... “UBND cấp xã giao nhiệm vụ cụ thể về thực hiện quyền trẻ em, bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em”... nhưng trên thực tế, nhiều đơn vị chưa quan tâm, bố trí ngân sách, bố trí cán bộ cho công tác bảo vệ trẻ em. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa được cấp ủy, chính quyền một số địa phương quan tâm đúng mức. Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành chưa thực sự chặt chẽ. Nhận thức của gia đình và cộng đồng về thực hiện Luật Trẻ em, về công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em còn chưa đầy đủ, nên một số địa phương vẫn để xảy ra một số vụ việc bạo lực, xâm hại, đuối nước trẻ em nghiêm trọng…

Để Luật Trẻ em được triển khai có hiệu quả, đi vào cuộc sống, nhiều địa phương trong tỉnh trong đó có thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp. chính quyền chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ được quy định tại Luật Trẻ em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Triển khai thực hiện Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025. Xây dựng quy chế

phối hợp với các đoàn thể như hội liên hiệp phụ nữ, huyện đoàn nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt là thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em; xây dựng quy chế liên ngành, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Đồng thời phối hợp với Chương trình phát triển vùng (Tổ chức Tầm nhìn thế giới) tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn Luật Trẻ em, hỗ trợ can thiệp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tham mưu cho huyện bố trí nguồn lực cũng như huy động các nguồn lực để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bị xâm hại, tai nạn, thương tích động viên trẻ một cách kịp thời. Bên cạnh đó, khả năng nhận thức và tự bảo vệ của trẻ em còn nhiều hạn chế nên các em chính là đối tượng có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại tình dục cao nhất. Vì vậy, cha mẹ cũng cần phải trang bị cho con cái biết cách thức phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại [7].

Theo ông Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Thanh Hóa: Để Luật Trẻ em đi vào cuộc sống, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện hiệu quả, xem việc thực hiện Luật Trẻ em là nội dung căn bản của công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em hiện nay. Muốn làm được điều đó phải có sự quyết tâm rất lớn, trước tiên phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, phải có sự chung tay của cả hệ thống chính trị chứ không riêng một ngành, một cấp nào. Đồng thời cần nghiêm túc trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, các quy định pháp luật về triển khai thực hiện các biện pháp chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Tiếp tục rà soát, tham mưu bổ sung hệ thống pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em (đặc biệt là hành vi dâm ô đối với trẻ em), để thuận lợi trong quá trình thực thi pháp luật về xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.

Để Luật Trẻ em đi vào cuộc sống, các sở, ngành liên quan cấp tỉnh cũng đã xây dựng nhiều giải pháp thiết thực, tiêu biểu như năm 2021, Sở Lao

động, thương binh và xã hội đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 2 kế hoạch, 1 văn bản chỉ đạo về công tác trẻ em; trong 6 tháng đầu năm ban hành 41 công văn hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp huyện, thị xã, thành phố cũng như phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai, thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ. Đặc biệt, Sở Lao động, thương binh và xã hội sẽ báo cáo UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về “Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2026”. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như thời điểm hiện tại, chính quyền thành phố Thanh Hóa tích cực tăng cường các biện pháp phòng, chống Covid-19 cho trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch, trong đó yêu cầu: Cập nhật số lượng, lập danh sách và nhu cầu của trẻ em ở các địa bàn giãn cách xã hội và các cơ sở cách ly tập trung; sử dụng ngân sách của Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp tỉnh (nếu có) hoặc ngân sách của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và các nguồn vận động khác để hỗ trợ dinh dưỡng, đồ dùng thiết yếu, thuốc và các vật phẩm y tế bổ sung cho trẻ em với phương châm không để một trẻ em nào có nhu cầu, gặp khó khăn mà không được hỗ trợ kịp thời. Một số ban, ngành trong đó có các đơn vị truyền thông đại chúng đã có hành động thực tế hưởng ứng và triển khai các hoạt động trong “Tháng hành động Vì trẻ em năm 2021” trong đó có nhiều hình thức truyền thông như truyền thông về chủ đề, thông điệp Tháng hành động Vì trẻ em năm 2021 trên băng rôn, poster treo tại một số tuyến đường của thành phố Thanh Hóa như Đại lộ Lê Lợi, đường Lê Lai, đường Lê Hoàn và hệ thống bưu cục, điểm văn hóa phường, xã. Hàng tuần tổ chức tọa đàm với các chủ đề: Bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa bàn giãn cách, trong khu cách ly Covid-19; nghỉ hè vui và an toàn cho mọi trẻ em; SNET - Online chuẩn, mùa hè vui; con là ai trong gia đình - Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em và bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ em, cha mẹ về bảo vệ, chăm sóc và thực hiện quyền tham gia của trẻ em... Cùng với các thông điệp truyền thông trong Tháng hành động vì trẻ em năm

2021: Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh; Tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản; Thực hiện đầy đủ quyền trẻ em; Tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em phát triển toàn diện; Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng; Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động; Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em; Bảo vệ quyền của mọi trẻ em trên môi trường mạng; Hãy cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; Đội mũ bảo hiểm cho con, trọn tình cha mẹ.

Tuy nhiên, việc thực hiện Luật Trẻ em vẫn còn những khó khăn, hạn chế, như: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở có lúc, có nơi chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo công tác thực hiện quyền trẻ em; nhận thức của gia đình, cộng đồng về thực hiện Luật Trẻ em chưa đầy đủ nên số vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Nguồn lực đầu tư cho công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật đối với trẻ em chưa thường xuyên… Các hoạt động vui chơi cho trẻ em vẫn còn đơn giản, chưa thường xuyên. Trẻ em tại thành phố Thanh Hóa từ nội thành đến ngoại thành đều thiếu sân chơi. Không ít trẻ em nghèo, vô gia cư chưa có sách báo để đọc, chưa thường xuyên được xem các chương trình phát thanh, truyền hình dành cho mình. Cũng có không ít trẻ em ở đô thị phải chịu nhiều áp lực học hành, không có thời gian vui chơi giải trí, theo dõi các chương trình cho trẻ em trên truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng cũng không có kênh truyền thông dành riêng cho trẻ em và có rất ít sản phẩm truyền thông dành cho trẻ em, thời gian chương trình dành cho trẻ em một ngày rơi vào tầm 30 phút trở xuống. Điều đó cho thấy Nghị quyết và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa thật sự đi vào cuộc sống.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. Luận văn xem xét vai trò của Truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em trên các khía cạnh: thông tin tuyên truyền, giáo dục; xây dựng dư luận xã hội; vận động thực hiện quyền trẻ em; giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và giải trí cho trẻ em. Luận văn sử dụng các lý thuyết: Lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton nhằm giải thích lý do không hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền thông về quyền trẻ em , mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson nhằm phân tích quá trình truyền thông, Thuyết về mạng lưới xã hội của Mark Granovetter nhằm giải thích sự tham gia của truyền thông đại chúng trong việc xây dựng các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em; Tiếp cận vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em từ cách tiếp cận quyền của trẻ em để xem xét hoạt động truyền thông về quyền trẻ em. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về báo chí, về quyền trẻ em và vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền quyền trẻ em của truyền thông đại chúng. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội và tình hình thực hiện quyền trẻ em hiện nay trên địa bàn thành phố nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Luận văn khẳng định, trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhất là trong thời điểm đại dịch Covid bùng phát, trẻ em thành phố Thanh Hóa cũng như của toàn tỉnh đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc thụ hưởng các quyền của mình. Vì vậy, với thành phố Thanh Hóa, nghiên cứu khoa học về công tác thực quyền trẻ em là vô cùng cần thiết nhất là trong bối cảnh hiện nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này tại tỉnh Thanh Hóa.

Chƣơng 2

THỰCTRẠNGVAITRÒCỦATRUYỀNTHÔNGĐẠICHÚNGVỚI CÔNGTÁCTHỰCHIỆNQUYỀNTRẺEMỞTHÀNHPHỐTHANH

HÓAHIỆNNAY

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)