9. Kết cấu của luận văn
2.2. Vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong công
2.2.3. Vai trò thể hiện dư luận xã hội
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định và hành động thực tiễn của họ.
Thể hiện dư luận xã hội là một trong những vai trò quan trọng nhất của truyền thông đại chúng nhằm tham gia vào quá trình quản lý xã hội. Nói như M. Weber: Dư luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. Vì vậy, với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội, các phương tiện truyền thông mới có thể làm tốt chức năng “tổ chức tập thể, cổ động tập thể”, mới góp phần tạo nên động lực tinh thần, sức mạnh cho các hành động xã hội. Hành động xã hội ở đây là lên án hành vi vi phạm quyền trẻ em, yêu cầu các cơ quan chức năng xét xử đúng người, đúng tội, chia sẻ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho các nạn nhân, hay rút kinh nghiệm cho bản thân và gia đình. Cái hay của truyền thông đại chúng là đã biết khơi dậy lòng trắc ẩn, trái tim nhân ái của mỗi người, tạo nên dư luận xã hội. Truyền thông đại chúng hình thành dư luận xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em nhằm tổ chức, động viên Nhân dân tham gia quản lý xã hội, có hành động bảo vệ trẻ em, thực hiện tốt quyền trẻ em, giáo dục Nhân dân ý thức thực hiện quyền trẻ em [10]. Có thể thấy các kênh truyền thông đại chúng thuộc thành phố Thanh Hóa, đã làm tốt việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội về công tác quyền trẻ em ở địa phương. Các thông tin về trẻ em đều thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng, truyền
thông đại chúng thường xuyên nhấn mạnh vào các thông tin tốt, được xã hội quan tâm và dễ tạo nên dự luận tốt, ví dụ như vào năm 2019, tại thành phố Thanh Hóa, vụ việc tài xế của hãng taxi Mai Linh hỗ trợ hộ sinh cho nữ khách hàng trong một ca sinh sớm ngay trên xe, đem lại sự sống cho một bé gái, ngay lập tức báo Thanh Hóa điện tử đã tạo và dẫn dắt dư luận bằng cách đưa liên tục các thông tin liên quan đến việc trên, ngày 20 tháng 2 năm 2019 trên trang có tin “Thêm một em bé chào đời trên xe taxi Mai Linh tại Thanh Hóa” (tác giả HL), nêu thông tin và tỉnh tiết của việc trên, đến ngày 25, báo đưa tiếp tin “Tặng bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh cho lái xe Mai Linh Thanh Hóa dũng cảm cứu người” (tác giả PV), các thông tin này cũng đều được đưa lên chương trình thời sự của đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa, truyền thông đại chúng đã cập nhập đầy đủ và gần như ngay lập tức, thông tin việc tốt người tốt đến cho những người có thẩm quyền giải quyết một cách hợp lý nhất, ngoài ra báo Thanh Hóa điện từ còn hỗ trợ cho công chúng bình luận dưới bài của mình, báo đã cử phóng viên của mình tại thành phố Thanh Hóa nhằm cập nhập thông tin của tài xế và hỗ trợ mẹ con cháu bé, thể hiện sự đồng tình và niềm vui của dư luận, cùng với đó là sự cộng hưởng của các trang mạng xã hội, internet… giúp thông tin đến một cách nhanh và chính xác nhất cho lãnh đạo có được sự khen thưởng thỏa đáng và nhanh chóng.
Tuy đã có những mặt tích cực, nhưng theo quan sát của tác giả, thì truyền thông đại chúng ở thành phố Thanh Hóa đang thể hiện chưa tốt trong việc thổi bùng dư luận xã hội. Thành phố Thanh Hóa có rất nhiều vụ việc có khả năng tạo dư luận xã hội, những thông tin về xâm hại, làm tổn thương trẻ em khi mà trẻ em là những đối tượng dễ bị tấn công và ảnh hưởng rất dễ tạo nên dư luận xã hội hay việc an toàn giao thông cho trẻ em ở thành phố Thanh Hóa là vấn đề khá phức tạp, tác động nhiều đến cuộc sống của trẻ em, nhưng truyền thông đại chúng đặt vấn đề chưa tốt, không có nhiều sản phẩm và cũng rất hạn chế nói về những sự kiện này.
Các cơ quan truyền thông đại chúng thành phố, tưởng là có liên quan mật thiết với nhau nhưng lại chưa có sự phối hợp đồng bộ nên chưa có khả
năng tạo ra dư luận xã hội ví dụ như vấn đề bạo lực học đường, trẻ em bị xâm hại tình dục... vẫn đang rất phổ biến nhưng truyền thông bao nhiêu lâu nay vẫn chưa thổi bùng được dư luận xã hội về việc đó, không có sức ép từ dư luận cũng là một khó khăn lớn khiến cho công tác thực hiện quyền trẻ em gặp phải nhiều khó khăn trong việc thực hiện. Nguyên nhân là do khả năng cũng như tiềm lực của những đơn vị truyền thông vẫn còn hạn chế, chưa phản ánh được sự cấp bách của vấn đề đến cho công chúng, chưa thể khai thác dư luận xã hội thành những chiến dịch truyền thông, có thể thấy hiện tại mạng xã hội đang làm thay công việc này, tiềm tang những mối nguy về việc dư luận đi theo hướng tiêu cực.
Qua quan sát, tác giả nhận thấy, truyền thông đại chúng cũng rất tích cực ủng hộ công tác thực hiện các chính sách về quyền trẻ em nhưng lại chưa đủ sức để đẩy nhanh tiến độ trong một số việc nhất định bằng cách thổi bùng dư luận. Truyền thông thường đưa tin rồi mặc kệ dư luận, để nó tự sinh ra và nguội đi.
Bảng 2.8. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng ngƣời lớn về việc thể hiện vai trò thể hiện dƣ luận xã hội với công tác thực hiện quyền trẻ em
của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa Tốt Khá Trung
bình Yếu Tổng
1.Báo Thanh Hóa in Tần suất 76 67 50 7 200 Tỉ lệ % 38 33,5 25 3,5 100 2.Báo Thanh Hóa điện tử Tần suất 95 68 33 4 200 Tỉ lệ % 47,5 34 16,5 2 100 3.Đài Phát thanh và
Truyền hình Thanh Hóa Tần suất Tỉ lệ % 88 74 23 15 200 44 37 11,5 7,5 100 4.Đài truyền thanh thành
phố Thanh Hóa Tần suất Tỉ lệ % 40 56 80 24 200 20 28 40 12 100
(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài )
Bảng 2.8 trên cho thấy, vai trò thể hiện dư luận xã hội về công tác thực hiện quyền trẻ em của Báo Thanh Hóa điện tử được công chúng đánh giá cao
nhất (47,5% đánh giá tốt, 34% đánh giá khá), thứ hai là Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (44% đánh giá tốt, 37% đánh giá khá), thứ ba Báo Thanh Hóa in (38% đánh giá tốt, 33,5% đánh giá khá), và thấp nhất vẫn là Đài truyền thanh thành phố Thanh Hóa (20% đánh giá tốt, 28% đánh giá khá). Tóm lại, truyền thông đại chúng trong thành phố có tạo được dư luận xã hội nhưng chưa được mạnh mẽ, tuy đã biết tạo nên dư luận xã hội tích cực ủng hộ thực hiện quyền trẻ em tuy nhiên vẫn còn chưa đủ so với vai trò to lớn của mình.