Vai trò giám sát về công tác thực hiện quyền trẻ em

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 61 - 66)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong công

2.2.2. Vai trò giám sát về công tác thực hiện quyền trẻ em

Phát biểu về những khuyến nghị ưu tiên cho kế hoạch năm 2019 liên quan đến bảo vệ và chăm sóc trẻ em, 1 trong 4 nội dung được bà Lesley Miller - Quyền Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh chính là việc phòng, chống bạo lực trẻ em. Theo bà Lesley Miller, bạo lực đối với trẻ em có thể xảy ra mọi nơi, ngay cả những nơi lẽ ra an toàn nhất đối với trẻ đó là gia đình và trường học. Vừa qua, nhiều vụ bạo hành trẻ em bị phát hiện và lên án. Điều này không có nghĩa ngày càng có nhiều vụ bạo hành trẻ em mà ngày càng có nhiều người hiểu và lên tiếng về những vụ bạo hành trẻ em [14].

Theo thông tin từ Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 1111 mới đây cũng cho thấy, trong năm 2019, chỉ từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/3/2019, Tổng đài đã tiếp nhận hơn 300.000 cuộc gọi đến. Tổng đài đã tư vấn 6.794 ca, can thiệp 207 ca. Trong đó số trẻ bị bạo lực là 74 ca (chiếm 35,8% số ca hỗ trợ, can thiệp của Tổng đài); trẻ em bị xâm hại tình dục là 63 ca (chiếm 30,4%) [14]. Điều này phản ánh tình trạng trẻ em bị xâm hại bạo lực không nhỏ trên toàn quốc. Trong khi hiện nay cho dù có nhiều cơ quan cùng thực hiện giám sát quyền trẻ em, nhưng lại chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát độc lập quyền trẻ em. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới những “lỗ hổng” trong quá trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đại đa số mọi sự vụ liên quan đến bạo hành trẻ em thường được truyền thông đại chúng và các cơ quan có

trách nhiệm, tổ dân phố, hoặc các tổ chức đoàn thể, thậm chí ngay cả Hội Bảo vệ quyền trẻ em… biết khi việc đã rồi.

Trước đây đã từng có những nhóm nghiên cứu đề xuất thành lập Tiểu ban Giám sát độc lập quyền trẻ em, thuộc Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Cơ quan này nhằm tăng sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình giám sát việc thực thi pháp luật, chính sách cho trẻ em. Còn theo UNICEF, việc thành lập cơ chế giám sát độc lập có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Cơ chế này sẽ tạo được mối quan hệ mật thiết giữa luật pháp và việc thực thi trong đời sống; đồng thời, với sự giám sát của các tổ chức độc lập, những biện pháp khắc phục các vi phạm về quyền trẻ em sẽ được giải quyết nhanh chóng. Tổ chức giám sát độc lập đóng vai trò thông tin đến cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề liên quan đến trẻ em. Tuy nhiên việc đi đến thống nhất vẫn đang gặp rất nhiều trở ngại. Cho nên trước đó, chính truyền thông đại chúng, với cương vị là đầu tàu trong việc giám sát thực hiện quyền trẻ em cũng phải chuyển đổi, thành lập cơ chế giám sát độc lập của riêng mình.

Từ cách đây gần 22 năm, ngày 02-02-1999, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đã xác định báo chí là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội (sự giám sát của công luận). Truyền thông đại chúng phải đặc biệt quan tâm giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em [10]. Đây là nguồn cơ sở quan trọng giúp các ban ngành chức năng của thành phố Thanh Hóa điều chỉnh các chính sách, tạo áp lực xã hội. Giám sát thực hiện quyền trẻ em gắn với hoạt động phản ánh tình hình thực hiện quyền trẻ em.

Truyền thông đại chúng ở thành phố Thanh Hóa đã phản ánh đúng đắn, trung thực tình hình thực hiện công tác về quyền trẻ em và phê phán các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Truyền thông đại chúng giám sát tình hình thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em, theo dõi việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tham gia tổng kết thực tiễn thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn thành phố góp phần to lớn giúp công tác thực

hiện quyền trẻ em diễn ra một cách tốt đẹp. Truyền thông đại chúng giám sát công tác thực hiện quyền trẻ em bằng dư luận xã hội. Tuy trên thực tế hoạt động này còn nhiều hạn chế về nội dung cũng như số lượng, nhưng cơ bản đã đáp ứng được kỳ vọng của công chúng nên được công chúng đánh giá cao. Điều này cho thấy, các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng vào việc thực hiện một số quyền trẻ em.

Bảng 2.7. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng ngƣời lớn về việc thể hiện vai trò giám sát với công tác thực hiện quyền trẻ em của các

phƣơng tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa Tốt Khá Trung

bình Yếu Tổng

1. Báo Thanh Hóa in

Tần

suất 77 85 33 5 200 Tỉ lệ % 38,5 42,5 16,5 2,5 100 2. Báo Thanh Hóa điện tử

Tần

suất 89 71 35 5 200 Tỉ lệ % 44,5 35,5 17,5 2,5 100 3. Đài Phát thanh và

Truyền hình Thanh Hóa

Tần

suất 97 65 38 0 200 Tỉ lệ % 48,5 32,5 19 0 100 4. Đài truyền thanh thành

phố Thanh Hóa

Tần

suất 56 76 32 36 200 Tỉ lệ % 28 38 16 18 100

(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài )

Vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng chưa quan tâm thực hiện tốt. Nhưng vẫn được công chúng đánh giá ở mức cao, công chúng đánh giá cao nhất vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (48,5% đánh giá tốt, 32,5 đánh giá khá), thứ hai là Báo Thanh Hóa điện tử (44,5 đánh giá tốt, 35,5 đánh giá khá); thứ ba Báo Thanh Hóa in (38,5 đánh giá tốt, 42,5 đánh giá khá), và hạn chế nhất là Đài truyền thanh thành phố Thanh Hóa (28% đánh giá tốt, 38% đánh

giá khá). Công chúng đã đánh giá cao vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa và Báo Thanh Hóa điện tử hơn Báo Thanh Hóa in và Đài truyền thanh thành phố Thanh Hóa. Tuy nhiên xét về tổng thể thì đánh giá của công chúng cho các cơ quan truyền thông đại chúng không cao, theo quan sát, các chương trình về trẻ em của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa hay một số tin tức trên các báo chủ yếu phản ánh các hoạt động, sự kiện trẻ em được vui chơi, giải trí. Thông tin định tính cho biết, phần lớn các sản phẩm truyền thông chưa khẳng định việc vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu là quyền trẻ em; Nhà nước, tổ chức Đoàn, gia đình, xã hội có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em. Truyền thông đại chúng phản ánh các hoạt động chăm lo cho trẻ em vui chơi, phát triển năng khiếu đơn thuần là đạo lý, là sự ban ơn của người lớn cho trẻ em. Đây là nhận thức, thái độ và hành vi truyền thông thiếu cách tiếp cận quyền, vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng.

Thành phố Thanh Hóa có nhiều trẻ em bị xâm hại. Theo thống kê của Công an tỉnh Thanh Hóa, từ tháng 1-2017 đến tháng 5-2020, trên địa bàn trong đó có thành phố Thanh Hóa có 114 vụ trẻ em bị xâm hại được phát hiện và xử lý, trong đó số trẻ em nữ bị xâm hại là 96 trẻ (chiếm 83,5%). Nhưng thông tin định tính cho biết, truyền thông đại chúng ngại đề cập đến vấn đề này, chỉ có một số rất ít tin trên Báo Thanh Hóa. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa không có sản phẩm truyền thông đề cập đến vấn đề trẻ em bị xâm hại. Nhiều vụ việc các cơ quan truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa đưa tin sau các phương tiện truyền thông đại chúng ngoài bên ngoài hoặc không đưa tin. Tương tự với vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật. Truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa đang kiến tạo nên một thực tế thực hiện quyền trẻ em không giống như những gì đang diễn ra. Có lúc chỉ đưa tin một cách trung lập, khách quan và dửng dưng với nỗi đau của trẻ em. Một số phóng viên, biên tập viên thiếu nhạy cảm, thiếu kiến thức về quyền trẻ em, kỹ năng tác nghiệp về trẻ em, thiếu tình yêu thương đối với trẻ em. Trong bài viết “ Đi tìm công lý cho nạn nhân bị xâm hại tình dục: Hành trình lắm khó

khăn” trên Báo Thanh Hóa điện tử số ra cập nhập ngày 17/07/2019, tác giả T.T cố tình giấu tên của người mẹ và trẻ em bị xâm hại, nhưng lại viết rõ tên tuổi, nghề nghiệp kẻ phạm tội. Để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục và cảnh báo cho bài viết, tác giả quên bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, đây là lần xâm hại thứ hai tồi tệ hơn đối với em. Cũng với tính chất như trên, bài viết: “Gia tăng tình trạng xâm hại tình dục trẻ em – hồi chuông báo động suy đồi đạo đức” trên Báo Thanh Hóa điện tử số ra ngày 22/04/2019, tác giả L.H và L.P, tuy đã đổi tên của nạn nhân nhưng vẫn đưa các thông tin về địa chỉ chi tiết và cụ thể, thậm chí khi viết về trẻ em bị xâm hại tình dục còn mô tả tỉ mỉ diễn biến sự việc, gợi lại nỗi đau cho trẻ, thậm chí bài viết: “Làm mẹ ở tuổi 13”, Báo Thanh Hóa điện tử, số ra ngày 13/07/2018, tác giả còn để rõ tên, địa chỉ của nạn nân và mô tả chi tiết về sự việc. Thông tin trên không tính đến lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Nhà báo không đứng về phía trẻ em, quyền trẻ em không được tôn trọng và bảo vệ. Có thể nói, có lúc truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa chưa dẫn dắt, định hướng nhận thức, thái độ của Nhân dân về thực hiện quyền trẻ em và hành động theo pháp luật về quyền trẻ em. Ưu điểm là các tác giả có phân tích hậu quả, vấn đề xã hội ẩn đằng sau vụ việc; chỉ ra sự vi phạm đạo đức, pháp luật; Tuy nhiên chưa nêu được trách nhiệm của gia đình, xã hội; chưa nêu bài họ. Truyền thông đại chúng thông tin những vấn đề kiểu “tiền - tình - tù - tội”, “đâm chém - cướp - hiếp”, vì sợ bị cơ quan quản lý cho là giật gân, câu khách, không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo Đảng. Nên nhiều khi truyền thông đại chúng đưa tin hội họp nhiều hơn vấn đề xã hội dân sinh. Thông tin định tính được biết, truyền thông đại chúng chưa tích cực, chủ động tham gia điều tra các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, đôi lúc chưa theo đuổi đến cùng các vụ việc này. Sau khi bài viết được đăng tải, vì nhiều lý do, nhiều tác giả không quan tâm đến số phận của các nhân vật mình đã phản ánh. Các bài viết chỉ mang tính chất thông báo, thông tin thường đơn giản, dưới dạng tin ngắn, ngoài ra còn bỏ sót khá nhiều trường hợp vi phạm quyền trẻ em ở địa phương. Một mặt do người dân thường báo

cho các cơ quan báo chí lớn ở Trung ương hay các thành phố lớn, vì họ quan niệm cơ quan báo chí lớn có đủ uy tín để tác động đến các cơ quan chức năng giúp họ tìm được lẽ phải, không ngại va chạm với chính quyền địa phương.

Thực tế nghiên cứu cho thấy, vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em chưa được truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa thực hiện tốt. Số lượng, chất lượng sản phẩm truyền thông còn nhiều hạn chế. Truyền thông đại chúng phản ánh tình hình thực hiện quyền trẻ em tốt hơn là phê phán.

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)