Tác động của các cơ quan truyền thông và các hoạt động truyền thông

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 86 - 92)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Các yếu tố tác động đến vai trò của truyền thông đại chúng thành

3.1.3. Tác động của các cơ quan truyền thông và các hoạt động truyền thông

giờ bị kiểm tra, xử lý. Đó cũng là một lý do làm cho hoạt động truyền thông về quyền trẻ em ở địa phương chất lượng chưa cao.

Tóm lại, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là điều kiện thuận lợi để truyền thông đại chúng thực hiện công tác tuyên truyền về quyền trẻ em. Trong khi đó, sự quan tâm dành cho báo chí truyền thông còn khiêm tốn so với yêu cầu công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của thành phố, trong đó có việc thực hiện quyền trẻ em.

3.1.3. Tác động của các cơ quan truyền thông và các hoạt động truyền thông truyền thông

Mục đích và cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan truyền thông đại chúng ảnh hưởng lớn đến hoạt động truyền thông về quyền trẻ em. Nằm trong địa phận thành phố Thanh Hóa có báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và chính quyền tỉnh cũng như thành phố nên các phóng viên, biên tập viên phần lớn sinh hoạt tại Hội Nhà báo tỉnh địa chỉ tại phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa bao gồm 14 phòng/tổ chuyên môn: Phòng Thời sự chính trị; Phòng Chuyên đề, chuyên mục; Phòng Biên tập chương trình; Phòng Phát thanh; Phòng Văn nghệ - Thể thao; Phòng Bạn nghe đài – bạn xem truyền hình; Phòng Khai thác chương trình; Phòng Tiếng dân tộc; Phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình; Phòng Kỹ thuật phát sóng - truyền dẫn; Phòng Kế hoạch - Tài vụ; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Thông tin quảng cáo; Tổ quay phim, Ngoài ra còn có 3 đơn vị trực thuộc gồm: Trung tâm Dịch vụ Phát thanh Truyền hình và tổ chức sự kiện; Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo; Trường Trung cấp nghề Phát thanh Truyền hình. Điều

kiện tác nghiệp rất thuận lợi hơn về máy móc thiết bị, phương tiện đi lại, thiết bị phát sóng, thời lượng phát sóng, dung lượng và số lượng sản phẩm truyền thông... Đài có ưu thế rất lớn về thời lượng phát sóng truyền hình và ưu thế về việc tiếp cận công chúng so với báo Thanh Hóa và Truyền thanh thành phố Thanh Hóa, vì cả báo in và báo mạng điện tử đều đòi hỏi công chúng phải có trình độ học vấn nhất định, có điều kiện về cơ sở vật chất, nhiều công chúng trẻ em cũng gặp trở ngại trong vấn đề tiếp thu đọc hiểu, báo in đưa thông tin chính xác, định kỳ, có độ tin cậy cao, có khả năng lưu trữ tốt, có thể đọc lại nhiều lần.

Báo có sức hấp dẫn riêng với những ai muốn tìm kiếm những phân tích và đánh giá kỹ lưỡng về vấn đề nào đó và có thể chủ động về địa điểm, thời gian và tư thế tiếp nhận thông tin. Nhưng công chúng phải mất tiền mua, đòi hỏi phải có trình độ dân trí ở mức độ nhất định, không phù hợp với nhân dân ở nơi phát hành khó khăn. Tính thời sự của thông tin chậm. Báo Thanh Hóa điện tử thì có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Thông tin hiện ra dưới dạng văn bản, đồ hoạ, video clip kèm theo âm thanh sống động. Thông tin nhanh, cập nhật liên tục. Công chúng có thể bình luận thông tin và đưa lên mạng. Dung lượng của thông tin gần như không hạn chế. Không những có thể lưu giữ và phát lại cho công chúng xem bất kỳ lúc nào, báo mạng điện tử còn giúp họ tự lựa chọn và sắp xếp những chương trình muốn xem theo ý muốn, tuy nhiên việc tiếp cận internet vẫn là một vấn đề còn khó khăn với nhiều công chúng.

Việc phát thanh có ưu thế gọn nhẹ, phạm vi phủ sóng rộng lớn, chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ công chúng có thể theo dõi dù ở các vùng sâu, vùng xa. Thông tin nhanh, cập nhật và có thể đưa ra cùng lúc cho hàng triệu công chúng ở mọi lúc, mọi nơi và có thể nhắc lại nhiều lần với chi phí thấp. Phát thanh gần gũi với công chúng, không yêu cầu công chúng có trình độ văn hóa, học vấn, chỉ cần có khả năng thính giác. Nhưng thông tin chỉ trôi qua một lần, không thể lưu giữ hoặc đọc lại như trên báo in. Việc theo dõi bằng

thính giác cũng có những giới hạn về số lượng, tốc độ âm thanh và nguy cơ bị nhiễu thông tin cao, cũng kém hấp dẫn do không có hình ảnh. Công chúng không có quyền lựa chọn nội dung tiếp nhận.

Về truyền hình, truyền hình cũng có ưu thế thông tin nhanh, có hình ảnh và âm thanh sống động, phong phú và đa dạng về nội dung chương trình, không đòi hỏi công chúng một trình độ dân trí quá cao. Vừa có hình ảnh vừa có âm thanh, truyền hình truyền đạt các nội dung gây ấn tượng, thuyết phục cao. Tuy nhiên, giá máy thu hình vẫn đắt hơn máy thu thanh; chi phí thực hiện chương trình truyền hình cũng cao hơn các loại hình khác. Thông tin còn bị phụ thuộc vào làn sóng, có thể bị nhiễu, nội dung thông điệp dễ bị sai lạc hoặc bị mất đi một phần. Do đó, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có điều kiện thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em; đồng thời có sức hấp dẫn hơn và có lượng công chúng lớn hơn các cơ quan truyền thông đại chúng khác. Những ưu thế trên cùng với sự khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, mức độ phân cấp giữa các cơ quan truyền thông đã tạo nên một sự khác biệt rất lớn giữa các cơ quan báo chí với nhau và giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan truyền thanh - truyền hình cấp thành phố trong điều kiện hoạt động thực hiện các nhiệm vụ chính trị nói chung và nhiệm vụ truyền thông về quyền trẻ em nói riêng.

Hoạt động truyền thông về quyền trẻ em luôn chịu sự tác động từ quan điểm của cơ quan chủ quản. Các cơ quan truyền thông đại chúng thuộc thành phố có lợi thế là nắm rõ truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm, tình hình đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó thông tin gần gũi, dễ tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm của Nhân dân thành phố. Công chúng thành phố Thanh Hóa theo dõi báo chí truyền thông địa phương trước hết vì họ muốn biết những thông tin đã và đang diễn ra trên địa bàn, có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp và gần gũi với cuộc sống của họ. Tuy nhiên, do sự hạn chế về chất lượng nội dung và hình thức thể hiện, truyền thông đại chúng thành phố chưa thực sự hấp dẫn công chúng thành phố Thanh Hóa trước bối

cảnh cạnh tranh quyết liệt về thị phần công chúng hiện nay và cơ hội lựa chọn kênh thông tin cho công chúng là quá lớn. Loại hình truyền thông: Mỗi loại hình truyền thông ưu tiên những thông điệp truyền thông khác nhau, có đặc điểm, ưu thế và hạn chế khác nhau. Do đó, vai trò của từng loại hình đối với việc thực hiện quyền trẻ em cũng khác nhau.

Thời điểm đăng phát các sản phẩm truyền thông cũng có ảnh hưởng lớn đến vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em vì nó quyết định việc công chúng có thể tiếp nhận được thông điệp truyền thông. Các sản phẩm truyền thông về trẻ em thường đứng sau các vấn đề chính trị và kinh tế. Chương trình về trẻ em không phải khung giờ vàng, một số chương trình phát sóng vào thời điểm rất ít công chúng có thể theo dõi, mang mục đích lấp vào khoảng thời gian trống.

Tóm lại, mục đích và cơ cấu tổ chức hoạt động của các cơ quan truyền thông ảnh hưởng nhiều đến việc thực thi vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em, trong việc chọn nội dung thông tin, mục đích đăng phát. Thời điểm truyền thông cũng có ảnh hưởng lớn đến mức độ ưu tiên cho vấn đề trẻ em, số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em và cơ hội tiếp nhận nội dung thông điệp của công chúng.

3.2. Xu hƣớng biến đổi vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa với công tác thực hiện quyền trẻ em thời gian tới

Căn cứ vào xu thế phát triển nhanh chóng của truyền thông đại chúng và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa, cũng như thực trạng và các nhân tố tác động đến vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong công tác thực hiện quyền trẻ em hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, tác giả đưa ra một số dự báo xu hướng biến đổi như sau:

Xu hướng đầu tiên là truyền thông đại chúng vẫn tiếp tục còn nhiều thiếu sót trong công tác thực hiện quyền trẻ em. Các vai trò vẫn chưa được thể hiện xứng tầm. Vẫn có sự khác biệt giữa các cơ quan, loại hình truyền thông đại chúng trong vai trò thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn thành

phố. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa TTV vẫn thực hiện tốt nhất; thứ hai là báo Thanh Hóa điện từ; thứ ba báo Thanh Hóa in, và cuối cùng là đài truyền thanh thành phố Thanh Hóa với vai trò càng ngày càng yếu, do sự phát triển của những phương thức khác.

Xu hướng thứ hai, truyền thông đại chúng về công tác thực hiện quyền trẻ em được nâng lên. Các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia tích cực vào công tác thực hiện quyền trẻ em. Các vai trò của truyền thông đại chúng với việc thực hiện quyền trẻ em đều phát triển hơn hiện tại và dựa theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam. Công tác thực hiện quyền trẻ em hoạt động truyền thông được chú trọng hơn và được đầu tư mạnh mẽ hơn khi kinh tế xã hội phát triển theo đà như hiện tại. Trẻ em có quyền được tham gia vào hoạt động truyền thông, trở thành đối tượng phản ánh và được coi trọng. Các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách, pháp luật về quyền trẻ em, phản ánh ngày càng đầy đủ hơn cuộc sống của trẻ em cũng như thông tin kịp thời, chính xác các vấn đề cấp bách của trẻ em, thực hiện quyền trẻ em để tạo nên dư luận xã hội tác động lên các thiết chế và đề xuất các phương án giải quyết. Truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa kết hợp cùng các kênh truyền thông trong ngoài địa phương và đặc biệt là mạng xã hội, tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân nhưng cũng chịu sự cạnh tranh quyết liệt về công chúng, buộc truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa phải thay đổi, cải tiến từ nội dung, hình thức đến giá cả và tính tiện ích. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hoạt động lãnh đạo, quản lý thực hiện quyền trẻ em, điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em đúng đắn. Truyền thông đại chúng cũng ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu giải trí của trẻ em trong địa phương.

Xu hướng thứ ba, đến những năm tiếp theo, thành phố Thanh Hóa sẽ có một có một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, có khả

năng liên kết trong nước và quảng bá hình ảnh, lợi thế tiềm năng của tỉnh ra khu vực và quốc tế... Đến năm 2030, thành phố Thanh Hóa có hệ thống các cơ quan báo chí đa dạng, có tiềm lực tài chính vững mạnh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, cung cấp các loại hình thông tin phong phú, phạm vi hoạt động phủ khắp cả nước, vươn ra khu vực và quốc tế. Theo đó, truyền thông đại chúng tỉnh Thanh Hóa sẽ có nguồn nhân lực trình độ cao tiến sát với các cơ quan truyền thông đại chúng, lớn của đất nước, kỹ năng truyền thông về trẻ em theo cách tiếp cận quyền trẻ em hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn, từ đó, ngay cả khi có sự thay đổi về các yếu tố khác nhau, truyền thông đại chúng vẫn sẽ đóng góp một vai trò cực kì to lớn cho công tác thực hiện quyền trẻ em của thành phố Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Công chúng tại thành phố Thanh Hóa ngày càng thỏa mãn hơn, ứng dụng được nhiều hơn các thông tin về quyền trẻ em từ truyền thông đại chúng, công tác thực hiện quyền trẻ em tốt hơn, công chúng tham gia nhiều hơn vào quá trình truyền thông. Người dân thành phố Thanh Hóa được cung cấp thông tin mọi lúc, mọi nơi, theo từng nhu cầu và đối tượng. Sự khác biệt giữa việc thụ hưởng thông tin giữa những gia đình có thu nhập khác nhau gần như không còn. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn thành phố sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, hướng tới tạo cơ hội và điều kiện phát triển bình đẳng, toàn diện trong môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện cho mọi trẻ em. Trình độ dân trí được cải thiện, theo đó hiểu biết của người dân về quyền trẻ em và sự cộng đồng trách nhiệm trong thực hiện quyền trẻ em sẽ được nâng cao. Người dân sẽ thực hiện quyền trẻ em tốt hơn, tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực kiểm tra, giám sát tình hình tổ chức thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn. Nhu cầu tiếp nhận và phản hồi thông tin cũng như sự tham gia vào quá trình truyền thông của nhân dân sẽ tích cực hơn.

Từ thực trạng, các yếu tố tác động và xu hướng biến đổi vai trò của truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương, có một số vấn đề đặt ra sau đây:

1. Nhận thức về quyền trẻ em, về trách nhiệm pháp lý và vị trí, vai trò quan trọng của các cơ quan truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em của các cấp chính quyền ở thành phố Thanh Hóa còn có những hạn chế nhất định, chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn.

2. Tuy các phương tiện truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa làm khá tốt các vai trò trong thực hiện quyền trẻ em. Song, vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc thông tin, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện quyền trẻ em, nhất là việc lựa chọn thông điệp truyền thông, kiến tạo mô hình nhận thức, thái độ, hành vi cho công chúng, cũng như tạo dư luận xã hội tích cực nhằm thực hiện tốt quyền trẻ em.

3. Sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông đại chúng và các cơ quan khác chưa thật sự tích cực, chặt chẽ trong truyền thông về quyền trẻ em. Việc kiểm tra, giám giát của các cơ quan chính quyền đối với các hoạt động về công tác thực hiện quyền trẻ em của các đơn vị truyền thông đại chúng địa phương còn hạn chế.

4. Việc nắm bắt nhu cầu, tạo ra nhu cầu cho công chúng của truyền thông đại chúng cần được chú trọng, đặt ra như là một trong những vấn đề cần được nâng cao trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)