b) Phản ứng cộng với tác nhân bất đối xứng HX, H2O
3.9. Đồng phân và danh pháp
Do các ankin có cấu tạo thẳng nên khơng thể xuất hiện hiện tượng đồng phân
cis-trans ở liên kết ba mà phải từ C5 trở lên mới có đồng phân về mạc cacbon.
Cách gọi tên ankin theo IUPAC tương tự đối với anken. Ta chọn mạch chính có chứa liên kết ba C≡C và số chỉ liên kết ba đặt trước đuôi in. Theo cách gọi tên thông thường, ta gọi các ankin như là dẫn xuất của axetilen.
Bảng 3.1. Tên gọi của một số ankin
Hợp chất Tên IUPAC Tên thông thường
HC≡CH Etin Axetilen
CH3C≡CH Propin Metylaxetilen
CH3CH2C≡CH But-1-in Etylaxetilen
CH3-C≡C-CH3 But-2-in Đimetylaxetilen
CH3CH2C≡C-CH3 Pent-2-in Etylmetylaxetilen CH3CH(CH3) C≡CH 3-Metylbut-1-in Isopropylaxetilen HC≡CCH2CH2C≡CH3 Hepta-1,5-điin
Khi phân tử có cả liên kết ba và liên kết đơi, ta đánh số cacbon trong mạch chính bắt đầu từ phía gần liên kết bội hơn, nếu hai liên kết cùng ở đầu mạch thì bắt đầu đánh số từ phía nối đơi.
HC≡C-CH2-CH=CH-CH3 CH2=C(CH3)-C≡C-CH
Hex-4-en-1-in 2-Metylpent-1-en-3-in
HC≡C-CH2-CH2-CH=CH2 CH3-CH(OH)-C≡CH
Hex-1-en-5-in But-3-in-2-ol
Tính chất hóa học của ankin phụ thuộc vào vị trí của liên kết ba ở đầu mạch hay ở giữa mạch cacbon. Do đó người ta phân biệt ankin đầu mạch và ankin giữa mạch.
3.10. Tính chất vật lý
Tính chất vật lý của các ankin khơng khác nhiều so với tính chất của ankan và anken tương ứng. Tương tự như các hiđrocacbon khác, các ankin tương đối không phân cực, gần như không tan trong nước, nhưng tan hoàn toàn trong hầu hết các dung môi hữu cơ như axeton, ete, clorofom và các ancol.
Axetilen, propin và butin là những chất khí ở nhiệt độ phịng, giống như các ankan và anken tương ứng. Khi có khung cacbon tương tự nhau nhiệt độ sơi của ankin rất giống nhiệt độ sơi của ankan và anken
3.11. Tính chất hóa học
Liên kết ba trong ankin gồm một liên kết б và hai liên kết π kém bền hơn, nên tính chất hóa học chủ yếu xảy ra ở liên kết ba.