Phản ứng cộng

Một phần của tài liệu Hóa hữu cơ đại cương (Trang 72 - 75)

Các hợp chất cơ magie cộng hợp dễ dàng vào các liên kết bội không đối xứng như C=O hay C≡N để hình thành các liên kết cacbon – cacbon mới. Phản ứng này có vai trị quan trọng trong tổng hợp hữu cơ.

+ Với fomanđehit cho ancol bậc một

Xiclopentyl magie bromua Fomanđehit Xiclopentylmetanol + Với anđehit khác cho ancol bậc hai

Hexyl magie bromua Etanal Octan-2-ol

+ Với xeton cho ancol bậc ba

Mettyl magie clorua Xiclopentanon 1-Metylxiclopentanol + Với este cho ancol bậc ba

Metylđi-n-pentylcacbinol

Phản ứng cộng vào nhóm xian -C≡N

Nhóm xian trong các nitrin R-C≡N phản ứng với hợp chất cơ magie tương tự các nhóm cacbonyl, thí dụ:

6.4. Hợp chất cơ thủy ngân

Hợp chất cơ thủy ngân được tổng hợp được gồm 2 dạng: RHgX và R2Hg. Dạng RHgX thường là chất rắn ở dạng tinh thể.

Dạng R2Hg hay Ar2Hg lại là chất lỏng không màu, dễ bay hơi và rất độc. Đặc biệt cực kỳ độc là (CH3)2Hg và CH3Hg+, chúng rất khó phân hủy.

Một số hợp chất cơ thủy ngân được dùng làm thuốc trừ dịch hại nấm như etyl thủy ngân clorua, etyl thủy ngân photpho.

Chú ý: metyl thủy ngân tham gia vào dây chuyền thực phẩm theo cơ chế lan truyền sau:

Hg+2 RHg+ SINH VẬT PHÙ DU CÁ NHỎ CÁ LỚN

SÂU BỌ CHIM CON NGƯỜINgười là mắt xích cuối cùng của dây chuyền thực phẩm, người ăn phải các Người là mắt xích cuối cùng của dây chuyền thực phẩm, người ăn phải các động thực vật có nhiễm methyl thủy ngân thì độc tố sẽ tích lũy ở trong người rất lớn, chủ yếu ở mơ bì, lâu dài gây ra bệnh hiểm nghèo có thể dẫn đến tử vong.

CH3Hg+: Chủ yếu ảnh hướng tới hệ thần kinh trung ương, rối loạn tiêu hóa, ít ảnh hưởng tới thận.

Thơng qua sinh vật phù du và khuếch đại do tích tụ ở cá nồng độ thủy ngân có thể gấp 1000 lần, mà người là mắt xích cuối cùng của dây truyền thực phẩm.

Một số nơi nhiễm độc thủy ngân:

Thí dụ 1: Năm 1952, một làng ở Irac có 1450 người chết do ăn phải lúa mỳ giống do liên hiệp quốc viện trợ, do lúa mỳ giống này được phun tẩm CH3Hg+ để chống nấm. Thí dụ 2: Sự nhiễm độc thủy ngân ở vịnh Minamata Nhật bản:

Đây là khu vực chuyên về đánh bắt thủy sản ở phía Nam Nhật Bản, khu vực này bị nhiễm độc thủy ngân rất nặng. Vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước, nhiều người dân ở khu vực này bị mắc những chứng bệnh lạ như run rẩy chân tay, bại liệt, mất trí nhớ và một số trường hợp tử vong. Những dấu hiệu nguy hiểm bắt đầu từ chó mèo và chim, sau đó là người. Qua điều tra, người ta thấy rằng cơng ty sản xuất hóa chất Chisso là thủ phạm.

Trong q trình sản xuất, cơng ty này đã thải ra sông và biển các hợp chất chứa thủy ngân. Sau đó người dân khu này ăn các loại hải sản và bị nhiễm độc thủy ngân. Đây là kết quả của quá trình điều tra đầu tiên của các nhà nghiên cứu tại trường đại học Kumando công bố vào cuối năm 1950 tới đầu những năm 1960.

Những cư dân bị nhiễm độc đã kiện công ty này và sau nhiều lần thưa kiện cuối cùng tịa án phán xét: cơng ty Chisso phải bồi thường thiệt hại cho những người nhiễm chất độc và cam kết không thải các chất độc hại vào môi trường. Sự kiện này

được coi là tiếng chuông cảnh tỉnh đầu tiên đối với các nhà sản xuất và kinh doanh và giới chức Nhật Bản trước việc bảo vệ môi trường sống của con người.

Một phần của tài liệu Hóa hữu cơ đại cương (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w