A. ANCOL A1 MONOANCOL
7.1. Danh pháp và đồng phân
Đối với một ancol có thể có hai cách gọi tên phổ biến sau đây.
Tên thường xuất phát từ tến gốc hiđrocacbon, được bổ sung hậu tố ic và đặt
từ “ancol” trước tên gốc.
Tên gọi IUPAC xuất phát từ tên gọi của hiđrocacbon tương ứng, có thêm hậu
tố ol.
Tên gọi của một số ancol
Công thức Tên thường Tên cacbinol Tên IUPAC
CH3OH Ancol metylic Cacbinol Metanol
CH3CH2OH Ancol etylic Metylcacbinol Etanol
CH3CH2CH2OH Ancol n-propylic Etylcacbinol Propan-1-ol
(CH3)2CHOH Ancol iso-propylic Đimetylcacbinol Propan-2-ol
(CH3)3COH Ancol tert-propylic Trimetylcacbinol 2-Metylpropan-2-ol
CH2=CH-CH2OH Ancol alylic Vinylcacbinol Prop-2-en-1-ol
C6H5OH Ancol benzylic Phenylcacbinol Phenylmetanol
HOCH2-CH2-OH Etylenglicol Etan-1,2-điol
Đối với các ancol có chứa liên kết đơi hoặc liên kết ba, ta vẫn dùng hậu tố ol trong tên gọi của anken hay ankin.
Nếu gặp trường hợp cấu trúc phân tử quá phức tạp hoặc nhóm hiđroxil thuộc phần thứ yếu thì nhóm chức OH có thể được gọi tên như một nhóm thế.
7.2. Tính chất vật lý
Hầu hết các ancol thông thường, tới 11 hay 12 cacbon đều là chất lỏng ở nhiệt độ thường. Metanol và etanol là chất lỏng linh động dễ bay hơi, có mùi đặc trưng. Các ancol cao hơn (từ butanol đến đecanol) hơi sánh và một số đồng phân phân nhánh cao là chất rắn ở nhiệt độ thường.
Ancol là một hợp chất phân cực vì chứa nhóm OH, liên kết C-O phân cực về phía oxi, thí dụ sự phân cực của metanol.
Các đồng phân nhánh có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi thấp hơn các đồng phân mạch thẳng.
Các ancol có nhiệt độ sơi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn ankan tương ứng. Độ hòa tan của các ancol trong nước giảm dần theo sự tăng số nguyên tử cacbon. Thực chất chỉ có 3 chất đầu của chất đồng đẳng tan vơ hạn trong nước.
7.3. Tính chất hóa học
Trong phân tử ancol, nhóm chức đặc trưng có vai trị quyết định đến tính chất phân tử là nhóm O-H hay C-O-H