Alkaloid loại piperidin: như coniin và piperin
Coniin: có trong nấm Conium maculatum L, rất độc, gây tê liệt thần kinh và hô hấp.
Công thức cấu tạo:
Piperin là alkaloid chính, có vị cay mạnh của hạt hồ tiêu. Công thức cấu tạo:
Alkaloid loại piridin- Nicotin
Nicotin là alkaloid chính của thuốc lá, có thể coi là alkaloid loại piridin. Cơng thức phân tử C10H14N2.
Cấu tạo của nicotin như sau:
Nicotin là chất lỏng sánh mùi hắc, vị nồng cay, khơng màu, trong khơng khí chuyển sang màu nâu. Nicotin là alkaloid bay hơi mạnh tan trong nước và dung mơi hữu cơ.
Với một lượng ít, nicotin kích thích thần kinh và làm tăng huyết áp. Người lớn chết khi cơ thể hấp thụ 15-20g nicotin còn trẻ con chỉ cần vài gam nicotin cũng
chết, bởi vì nó làm tăng bệnh tim mạch và ung thư. Nicotin cũng là chất độc mạnh đối với côn trùng.
Nicotin bị hấp phụ mạnh bởi than hoạt tính và đầu lọc các loại.
Alkaloid loại Tropan
* Atropin: có trong 2 loại cây cà độc dược là Atropa belladonna và Datura
Stramonium, là chất kết tinh hình lăng trụ, nóng chảy ở 115°C.
Là chất rất độc. Có tính chất làm dãn con ngươi mắt (dãn đồng tử) nên được dùng làm thuốc dãn đồng tử để soi khi khám mắt. Mặt khác, cây cà độc dược được sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh đường ruột, chữa phong thấp, hen suyễn.
Công thức của atropin:
* Cocain: là alkaloid chính của lá coca mọc ở Nam Mỹ và đảo Java (Indonesia), là chất kết tinh, nóng chảy ở 98°C, có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương và giảm đau cục bộ nên thường được dùng làm thuốc giảm đau với một lượng thấp vì nó rất độc.
Cơng thức cấu tạo:
Alkaloid loại isoquinolin: có nhiều nhóm, trong đó có các nhóm: papaverin, Beberin (chữa bệnh tiêu chảy) và Morphin.
• Loại Papaverin: tách từ nhựa vỏ cây Papaverin Souniferum (cây thuốc phiện) – Là chất rắn, nóng chảy ở 147°C, có tác dụng dãn vành nên được dùng để chữa bệnh co thắt đại tràng, mạch máu.
Công thức cấu tạo
Morphin: là alkaloid được tìm thấy sớm nhất (năm 1806) là chất kết tinh hình lăng trụ, vị đắng, có tác dụng gây ngủ, quên đau, nhưng gây nghiện làm con người mất cảm giác và lâm vào trạng thái hỗn loạn, mất nhân tính.
Cơng thức cấu tạo
Từ morphin có thể điều chế ra heroin, loại này gây nghiện mạnh gấp 6 lần morphin.
Cây lá ngón: tên gọi khác là đoạn trường thảo, thuộc họ mã tiền.
Phân bố : Mọc hoang ở vùng núi phía bắc nước ta.
Là loại cây dây leo, lá bóng, dài từ 7 tới 12 m, hoa màu vàng.
Thành phần hóa học : Hoạt chất hóa học của cây chủ yếu là loại alkaloid có tên là gelsemin (C19H24O3N2) và một vài loại khác, rất đắng.
Tính độc : là cây độc nhất nước ta, người ta nói rằng ăn 3 lá ngón là chết. Chất độc tác dụng vào các men hô hấp, gây rối loạn trong tế bào, suy hô hấp, chết.
Cây trúc đào : tên gọi khác là cây đào lê, giáp trúc đào.
Tên khoa học : Nerium oleander, thuộc họ trúc đào (apocynaceae) Mô tả : Cây nhỡ cao từ 4-5 m, hoa mầu hồng hay trắng.
Phân bố : Trồng làm cảnh nhiều nơi ở nước ta.
Thành phần hóa học: Hoạt chất chủ yếu là các loại glucozit, tập trung ở lá. Tính độc : gây buồn nơn, chống váng, suy tim.
Có một số trường hợp do uống nước có lẫn lá trúc đào sẽ có biểu hiện triệu chứng như trên.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 8