Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Xây dựng (Trang 57 - 58)

1.2.2 .Yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức kếtoán

2.1. Tổng quan về Bệnh viện Xây dựng

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên Bệnh viện: Bệnh viện Xây Dựng

Địa chỉ: Đường Nguyễn Quý Đức – Phường Thanh Xuân Bắc – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.

Điện thoại: 0243.5530.621 Fax: +842433853190 Website: Benhvienxaydung.com

Bệnh viện Xây dựng - tiền thân là Trung tâm Y tế Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 272/BXD-TCLĐ ngày 30/4/1990 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ngày 12/9/2005 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định số 1736/QĐ-BXD nâng cấp Trung tâm y tế Xây dựng thành Bệnh viện Xây dựng và Quyết định số 819/QĐ-BXD ngày 6/8/2019 về việc xếp hạng Bệnh viện hạng I đối với Bệnh viện Xây dựng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV lao động ngành Xây dựng đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Ngày 25/5/2006 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 828/QĐ-BXD quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Xây dựng.

Ngày 25/10/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hìnhmới. Căn cứ Nghị quyết 20-NQ/TW, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 69/QĐ-BXD ngày 25/01/2018 thay thế Quyết định số 828/QĐ-BXD ngày 25/05/2006 cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Cơ cấu tổ chức: Hiện nay Bệnh viện có 20 khoa phòng và 02 Trung tâm: Trung tâm Y học dự phòng ngành Xây dựng và Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ y tế ngành Xây dựng.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Xây dựng (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)